Kiến thức không có trọng lượng, nó là kho báu bạn có thể mang theo một cách dễ dàng "

Ngày 16 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược

Cập nhật lúc : 22:42 22/04/2013  

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS AN BẰNG VINH AN GIAI ĐOẠN 2011-1015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

          PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS AN BẰNG VINH AN                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2011.

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG THCS AN BẰNG VINH AN

GIAI  ĐOẠN 2011-1015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông. Cùng với các trường bạn, trường THCS An Bằng Vinh An góp phần xây dựng Ngành Giáo dục của tỉnh đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

  1. 1.     Giới thiệu khái quát về nhà trường:

- Trường được tách ra từ trường Cấp 2,3 Vinh Thanh, hoạt động độc lập từ ngày 14 tháng 10 năm 2002 và có tên “Trường THCS An bằng Vinh An”. Trường tọa lạc tại thôn An Bằng xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Số điện thoại: 054.3868868

Web: http://thcs-anbang-vinhan-thuathienhue.violet.vn/

- Truyền thống của nhà trường: Đoàn kết, bản lĩnh, năng động, sáng tạo và luôn đổi mới, nhiều năm liền đạt thành tích xuất sắc toàn diện trên mọi hoạt động giáo dục.

- Hướng phát triển: Tập trung ưu tiên đầu tư trang bị màn hình LCD đến tất cả các phòng học, tạo điều kiện để ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy và học; củng cố và hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia; hướng tới một trường học có phương tiện dạy học tiên tiến, có chất lượng giáo dục cao, có cảnh quan sân trường xanh sạch đẹp và môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện.

2. Phân tích môi trường.

2.1. Đặc điểm tình hình:

- Điểm mạnh:

Trường có uy tín cao trong cán bộ, nhân dân, phụ huynh và học sinh; tập thể hội đồng sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, có bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, luôn đổi mới, sáng tạo, cùng cộng đồng trách nhiệm với quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển bền vững và vươn tới thành tích cao.

Trường đã đạt chuẩn Quốc gia ( Năm 2010), 4 năm liền từ năm học 2006-2007 đến năm học 2009-2010 đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, năm học 2010-2011 được Bộ GD&ĐT và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng thưởng bằng khen. Ngoài ra trường được Huyện ủy, UBND huyện Phú Vang, Sở GD&ĐT và UBND tỉnh tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen.

- Điểm yếu:

Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, đời sống giáo viên còn gặp nhiều  khó khăn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong đổi mới phương pháp dạy và học.

- Thời cơ:

+ Trường có uy tín rất cao trong cán bộ, nhân dân, phụ huynh và học sinh và đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

+ Nhu cầu của học sinh được hưởng nền giáo dục có chất lượng cao ngày càng tăng. Ngày càng nhiều học sinh có khát vọng vươn tới các thành tích đỉnh cao.

+ Trường được địa phương đưa vào kế hoạch đầu tư khá hoàn chỉnh về CSVC trong đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020.

- Thách thức:

+ Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội.

+ Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng được nhu cầu giao lưu, liên kết giáo dục tầm quốc tế.

+ Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

+ Cơ sở vật chất có một số hạng mục chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục

2.2. Phân tích môi trường:

a) Môi trường bên trong:

- Đội ngũ:

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 44; trong đó: BGH: 1, giáo viên: 37, nhân viên: 6. Đầy đủ giáo viên các bộ môn, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp 100%; giáo viên tích cực học đại học. Vì vậy, tỉ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn ngày càng tăng ( năm học 2007-2008: trên chuẩn đạt 30,2%, năm học 2010-2011 đạt 60 %). Chất lượng cán bộ giáo viên, nhân viên tiến bộ vượt bậc: 68,5 % xếp loại công chức xuất sắc, 29,1 % xếp loại công chức khá, 2,4 % xếp công chức trung bình, không có công chức xếp loại yếu.

- Học sinh:

+ Tổng số học sinh 600 em trên 19 lớp.

+ Chất lượng đạt được của năm học 2010-2011:

Học lực: Giỏi: 18,0%; khá: 33,8%; trung bình: 42%, yếu: 6,2%.

Hạnh kiểm: Tốt: 87,7%, khá: 12,3%, không có hạnh kiểm trung bình và yếu.

Học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 98,8%.

Thi học sinh giỏi cÊp huyÖn đạt 17 giải cá nhân, cấp tỉnh đạt 9 giải, là một trong 4 đơn vị có chất lượng mũi nhọn cao và ổn định của huyện.

Chất lượng giáo dục đại trà của trường thuộc tốp đầu các trường có chất lượng tốt của huyện Phú Vang.

- Cơ sở vật chất- thiết bị:

+ Phòng học: 10;

+ Phòng bộ môn: 5;

+ Phòng thư viện đã đạt chuẩn Quốc gia: 1;

+ Phòng thiết bị: 1;

+ Máy tính: 22, trong đó phục vụ dạy học: 17, văn phòng: 5, máy chiếu:2.

Số lượng máy tính, màn hình nghe nhìn phục vụ dạy học chỉ đạt 30% nhu cầu, bàn ghế học sinh xuống cấp cần thay thế 120 bộ, chưa có nhà thi đấu đa năng, còn thiếu phòng học để tổ chức học 2 buổi một ngày, hệ thống tường rào kiên cố chưa hoàn chỉnh; hệ thống cửa sổ của 12 phòng học ngày càng xuống cấp.

- Tài chính: Nguồn ngân sách nhà nước cấp không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của các hoạt động giáo dục mà phải nhờ vào nguồn kinh phí từ công tác Xã hội hóa giáo dục mang lại.

- Thông tin đảm bảo thông suốt, kịp thời và độ chính xác cao.

- Dạy học: Thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung dạy học đảm bảo.

- Lãnh đạo và quản lý của nhà trường: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và luôn đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

b) Môi trường bên ngoài:

- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đang quan tâm đầu tư đổi mới toàn diện ngành giáo dục.

- Tình hình kinh tế văn hóa xã hội của địa phương đang phát triển nhanh, đặc biệt đề án xây dựng Nông thôn mới tạo điều kiện cho nhà trường được đầu tư xây dựng một số hạng mục lớn về CSVC trong thời gian tới.

2.3. Xác định các vấn đề ưu tiên.

- Trang bị màn hình LCD cho tất cả các phòng học, coi đây là phương tiện có tính chất đột phá phục vụ đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Ứng dụng và phát huy tối đa CNTT trong công tác quản lý và dạy học.

- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt trình độ ngoại ngữ và khả năng soạn giảng Bài giảng điện tử.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.

3. Định hướng chiến lược:

- Tầm nhìn: Xây dựng một trường học chất lượng cao, môi trường học tập thân thiện, là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.

- Sứ mạng: Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh để mỗi học sinh có cơ hội rèn luyện tính độc lập, khả năng tư duy sáng tạo và phát triển tài năng.

- Giá trị: Đoàn kết - Hợp tác - Sáng tạo - Sức khỏe - Nhân ái - Tận tụy - Hiện đại.

4. Mục tiêu chiến lược:

4.1. Mục tiêu chung: Đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

 Phấn đấu xây dựng hình ảnh nhà trường đến năm 2015: “Trường học vùng nông thôn có chất lượng giáo dục cao, có cảnh quan sân trường xanh sạch đẹp kiểu mẫu, có môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện”; đến năm 2020: “ Chất lượng giáo dục cao, phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại, cảnh quan xanh sạch đep, môi trường sư phạm lành mạnh thân thiện”.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

+ 100% giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học để soạn bài, giảng bài, ra và xáo đề kiểm tra trắc nghiệm vào đầu năm học 2012-2013. Số tiết dạy bằng “ Bài giảng điện tử” đạt 5% vào đầu năm 2014 và đạt 10% vào năm 2015.

+ 90% giáo viên có trình độ đại học; 100% giáo viên có trình độ chuyên môn khá giỏi và 11% giáo viên có thể giao tiếp thành thạo một ngoại ngữ vào năm 2015.

- Học sinh:

+ Qui mô: Ổn định khoảng 600 học sinh trên 18 đến 19 lớp, học sinh bỏ học khoảng 0,5%.      

+ Chất lượng:

. Trên 55% học lực khá, giỏi (20% học lực giỏi).

. Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 4%, không có học sinh kém.

. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống : 95% hạnh kiểm tốt, 5% hạnh kiểm khá, 100% học sinh được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cơ bản.

. Hằng năm trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện đạt trên 20 giải cá nhân và đồng đội duy trì trong tốp 3 trường dẫn đầu của huyện, trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 10 giải trở lên.

- Cơ sở vật chất:

+ Có đủ phòng học, bàn ghế đúng qui cách cho tất cả các lớp học, trong đó có trên 30% lớp học 2 buổi một ngày vào năm 2015 và 100% lớp học 2 buổi một ngày vào năm 2018. Các phòng học đều được trang bị phương tiện nghe nhìn cố định. Có nhà thi đấu đa năng ( năm 2016). Có phòng học đặc trưng cho môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ. Có 2 phòng tin học với 60 máy tính và 10 máy laptop dùng chung.

+ Xây dựng hoàn chỉnh bờ tường rào kiên cố và có cảnh quan sân trường “ Xanh - Sạch - Đẹp” kiểu mẫu.                                                                                           5. Các giải pháp chiến lược:

- Phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học và Ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực; có tinh thần đoàn kết, tâm huyết, tận tụy, năng động; có bản lĩnh, hợp tác và luôn đổi mới. Chăm lo thật tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên.

- Quá trình dạy học: Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học; đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh; tạo điều kiện cho học sinh phát huy sở trường năng khiếu cá nhân; đổi mới các hoạt động giáo dục ngoại khóa, tăng cường thực hành; tăng cường rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản; tăng dần tỉ lệ số lớp học 2 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bền vững; phát triển quy mô số lớp số học sinh ổn định.

- Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có. Tập trung mọi nguồn lực, trong đó phát huy tối đa nguồn vốn từ Xã hội hóa để rút ngắn  lộ trình trang bị màn hình LCD đến tất cả các phòng học xuống 2 năm ( hoàn thành vào năm 2013), tăng cường số lượng máy tính, hoàn chỉnh bờ tường rào kiên cố. Xây dựng thêm 10 phòng học, 1 nhà thi đấu đa năng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới. Sau khi có thêm phòng học mới, tập trung đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho các phòng học Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc và Thể dục. Sắp xếp bố trí phòng tư vấn, phòng hướng nghiệp, tăng cường thiết bị phòng y tế, xây dựng Thư viện tiên tiến.

- Phát triển nguồn lực tài chính: Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp để tu sửa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị. Tranh thủ sự đầu tư từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới. Tham mưu Phòng Giáo dục trang cấp máy tính, màn hình LCD, trang cấp bàn ghế học sinh.

Tham mưu với Lãnh đạo địa phương có nghị quyết đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục nhằm tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, nhân dân và phụ huynh. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hội đồng hương và kiều bào ủng hộ thực hiện đề án trang bị phương tiện dạy học tiên tiến.

Đẩy mạnh hoạt động của Chi hội khuyến học và Chữ thập đỏ, tạo được nguồn quỹ dồi dào nhằm hỗ trợ có hiệu quả công tác nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện 3 ”Đủ” đối với học sinh.

Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường vớí các Ban ngành, các tổ chức xã hội nhằm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Lãnh đạo và quản lý trường học: Đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý trường học theo hướng toàn bộ thời gian của người Hiệu trưởng chủ yếu dành cho công tác lãnh đạo và đổi mới. Phân cấp quản lý cho phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và các trưởng bộ phận.

- Chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh: Đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động thẩm mỹ, NGLL, giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và phương thức tổ chức, sát thực tiễn, tôn trọng và phát huy năng khiếu sở trường cá nhân.

5. Đề xuất tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kế hoạch chiến lược:

- Đối với Hiệu trưởng: Trình kế hoạch chiến lược lên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phê duyệt và báo cáo với Lãnh đạo địa phương thông qua, sau đó phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. Đăng tải Kế hoạch chiến lược trên Website của trường, Phòng Giáo dục và Sở GD&ĐT. Niêm yết Kế hoạch chiến lược tại trụ sở nhà trường và in ấn các pano về Tầm nhìn-Sứ mạng-Giá trị quảng bá ở trường.

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau mỗi năm thực hiện.

- Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp khả thi cụ thể để thực hiện.

- Đối với Tổ trưởng, Nhóm trưởng chuyên môn và Trưởng các bộ phận, các đoàn thể: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong phạm vi mình phụ trách; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân tồn tại, đề xuất các biện pháp khắc phục điểm yếu riêng do mình quản lý và chung cho toàn trường .

- Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ, nhóm để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng học kỳ và năm học. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân để thực hiện chức trách của mình đạt hiệu quả cao nhất; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động chung; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học; đề xuất các giải pháp để khắc phục điểm yếu và thực hiện kế hoạch tiếp theo./.

                                                                  

       Phòng GD&ĐT huyện Phú Vang phê duyệt                     Hiệu trưởng

       

 

 

                                                                                                 Phạm Hồng Hải