Văn bản - Qui chế
Qui chế Thi đua Năm học 2016-2017
PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG THCS AN BẰNG VINH AN |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: …/QĐ-THCSABVA |
Vinh An, ngày …. tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành Quy chế đánh giá thi đua của Hội đồng thi đua, khen thưởng
trường THCS An Bằng – Vinh An
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS AN BẰNG – VINH AN
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộtrường THCS An Bằng – Vinh An năm 2016.
Theo đề nghị của Thường trực thi đua, khen thưởng trường THCS An Bằng – Vinh An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế đánh giá thi đua” của Hội đồng thi đua, khen thưởng trường THCS An Bằng – Vinh An năm học 2016 -2017.
Điều 2. Các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trường THCS An Bằng – Vinh An và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Chi ủy chi bộ( B/c); - BGH ( Phối hợp t/h); - Thành viên Hội đồng TĐ-KT nhà trường( T/h) - Các tổ chuyên môn và công tác trong trường (T/h) - Lưu: VT, HĐTĐ-KT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trương Minh Nam |
QUY CHẾ
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG TRƯỜNG THCS AN BẰNG – VINH AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số:…/QĐ-THCSKĐ, ngày tháng 8 năm 2016
của Hiệu trưởng Trường THCS An Bằng – Vinh An)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này cụ thể hóa công tác Thi đua, Khen thưởng trong THCS An Bằng - Vinh An gồm: đối tượng, nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, các danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; đối tượng khen thưởng, các hình thức khen thưởng và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng và thủ tục trao tặng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng; cơ quan quản lý nhà nước về Thi đua, Khen thưởng; quỹ Thi đua, Khen thưởng; hành vi vi phạm và xử lý hành vi vi phạm, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thi đua, Khen thưởng.
Các nội dung về Thi đua, Khen thưởng có liên quan khác không được quy định trong văn bản này thì được thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (CBCC,VC) bao gồm CBCC,VC trong biên chế, hợp đồng lao động dài hạn từ 01 năm trở lên và các tập thể trong bộ máy tổ chức của Trường THCS An Bằng – Vinh An.
2. CBCC,VC và tập thể được quy định tại khoản 1 điều này lập được thành tích trong các phong trào thi đua đều được xem xét công nhận và đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản pháp luật và quy định của HĐTĐ-KT nhà trương.
3. CBCC,VC chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua, khen thưởng. Trường hợp CBVC có công tác tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên, khi xét danh hiệu thi đua, khen thưởng phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng:
1. Nguyên tắc thi đua: Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Chỉ xét tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân có đăng ký thi đua. Không đăng ký thi đua không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
2. Nguyên tắc khen thưởng: Công tác khen thưởng phải đảm bảo:
a) Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời;
b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
e) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;
Điều 4. Quỹ khen thưởng:
Quỹ Khen thưởng được hình thành từ ngân sách; bằng nguồn kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi; kinh phí hổ trợ từ các tổ chức, cá nhân tổ chức trong nước, nước ngoài; từ quỹ Chi hội khuyến học nhà trường và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua:
1. Hiệu trưởng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Công đoàn để tổ chức, tổng kết và nhân rộng các phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn các điển hình có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.
2. Hàng năm, tổ chức cho các tập thể, CBCC,VC đăng ký thi đua, sáng kiến, cải tiến ... Trước khi kết thúc năm học 01 tháng tổ chức tổng kết thi đua và nghiệm thu các sáng kiến, cải tiến của các tập thể, cá nhân. Tập thể và cá nhân không có báo cáo thành tích, sáng kiến, cải tiến hoặc có nhưng không được nghiệm thu, đánh giá có hiệu quả thì không được dùng làm căn cứ để xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
3. Những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc đột xuất, những gương người tốt, việc tốt tiêu biểu có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn, Hiệu trưởng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng kịp thời mà không nhất thiết phải gắn với việc tham gia đăng ký thi đua và không cần phải đợi đến lúc tổng kết thi đua.
4. Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Liên Đội), các tổ chức (Nữ công, tập thể lớp), trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
- Tổ chức và phối hợp với các cấp nhà trường để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
- Tham gia tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, các CBVC, HS tham gia phong trào thi đua;
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN THI ĐUA
Mục 1
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
Điều 6. Hình thức và nội dung tổ chức phong trào thi đua:
1. Hình thức tổ chức phong trào thi đua:
Thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (thi đua theo chuyên đề).
a. Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, học kỳ, năm học của cơ quan, đơn vị. Kết thúc năm học, các tổ, GVCN lớp tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua đề nghị HĐTĐ-KT nhà trường xét khen thưởng hoặc đề nghị công nhận; những cá nhân, tập thể có đăng ký thi đua thì mới được bình xét danh hiệu thi đua.
b. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề): Được phát động để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất trong từng giai đoạn và thời gian nhất định. Cá nhân, tập thể nào hoàn thành tốt mục tiêu thi đua sẽ được biểu dương, khen thưởng kịp thời.
2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
Nội dung tổ chức phong trào thi đua: Căn cứ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua để đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị và có tính khả thi.
Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, tác dụng, những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua; công khai lựa chọn, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua. Tổ chức tuyên truyền phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm để mọi người học tập và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.
Mục 2
DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 7. Danh hiệu thi đua:
1. Đối với cá nhân: Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm:
a) Học sinh tiên tiến;
b) Học sinh giỏi;
c) Giáo viên chủ nhiệm giỏi;
d) Giáo viên dạy giỏi;
e) Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua cơ sở; Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; Chiến sỹ thi đua toàn quốc thực hiện theo quy định của hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên;
2. Đối với tập thể: Các danh hiệu thi đua đối với tập thể bao gồm:
a) Tập thể lớp tiên tiến;
b) Tập thể lớp xuất sắc;
c) Tập thể Tổ chuyên môn xuất sắc;
d) Tập thể Lao động tiên tiến; Tập thể Lao động xuất sắc; Cờ thi đua của Ngành; Cờ thi đua của Chính phủ thực hiện theo quy định của hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên;
Điều 8. Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến”, “Học sinh giỏi”:
Thực hiện bình xét theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Điều 8. Tiêu chuẩn khen thưởng “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”:
Đạt 1 trong các tiêu chuẩn sau:
1. Đạt GVCN giỏi trong kỳ thi do Phòng GD&ĐT tổ chức (nếu có).
2.Hội đủ các điều kiện sau:
a) Hồ sơ chủ nhiệm (Sổ chủ nhiệm, Sổ đầu bài, Sổ điểm lớp, giáo án hoạt động GDNGLL) được xếp loại tốt;
b) Nộp các báo cáo chủ nhiệm đúng thời hạn quy định;
d) Sự tiến bộ của lớp: Căn cứ kết quả xếp loại lớp cuối năm đạt tập thể lớp tiên tiến trở lên.
đ)Có đăng ký đề tài và được triển khai áp dụng trong năm học được Hội đồng khoa học trường đánh giá xếp loại từ loại B trở lên;
e) Thực hiện tốt các cuộc vận động quyên góp ủng hộ, vận động xã hội hóa giáo dục trong giáo dục toàn diện học sinh (quản lý giáo dục học sinh, huy động các nguồn lực đạt hiệu quả);
Điều 9. Tiêu chuẩn bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”:
Đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng bộ môn đạt chỉ tiêu đăng ký.
- Đạt SKKN Cấp trường.
- Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Gia đình phải đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”.
- Phiếu suy tôn của HĐTĐ đạt từ 70% trở lên.
- Nếu làm công tác chủ nhiệm thì tập thể lớp phải đạt khá trở lên;
- Đạt LĐTT là cơ sở để xét chuẩn nghề nghiệp đạt loại Xuất sắc.
Điều 10. Tiêu chuẩn bình xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”:
Đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Được đề nghị công nhân “Lao động tiên tiến”.
b) Có sáng kiến tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác đạt cấp huyện hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu.
c) Có học sinh giỏi đạt giải cấp huyện trở lên.
e) Phiếu suy tôn của HĐTĐ đạt từ 70% trở lên.
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”,“Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”,“Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thực hiện theo quy định Điều 11, Điều 12 Quy chế công tác thi đua, khen thưởng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 11. Tiêu chuẩn khen thưởng “Tập thể lớp tiên tiến”:
c) Đối với Tập thể lớp tiên tiến:
Đạt các tiêu chuẩn sau:
-Duy trì sĩ số đạt 100%;
-100% học sinh xếp loại học lực Trung bình trở lên;
-100% Hạnh kiểm TB trở lên, trong đó Tốt và Khá 97% trở lên;
-Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường và liên đội tổ chức;
-Tập thể lớp đoàn kết, có ý thức tự quản tốt, xây dựng và duy trì tốt nền nếp học tập ở trường. Xếp loại thi đua công tác Đội và NGLL đạt Chi đội Vững mạnh (tốt).
Điều 12. Tiêu chuẩn khen thưởng “Tập thể lớp xuất sắc”:
e) Đối với Tập thể lớp xuất sắc thực hiện bình xét không quá 50% trên tổng số lớp đạt Tập thể lớp tiên tiến tính từ cao xuống thấp.
Điều 13. Tiêu chuẩn khen thưởng “Tập thể tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ”:
Đối với tập thể tổ thực hiện bình xét mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không quá 40% trên tổng số tổ trong nhà trường và đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
- Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua và đạt hiệu quả;
- Có 100% thành viên trong tổ đăng ký thi đua và đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
- Có 15% cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ.
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 14. Các hình thức then thưởng khác:
1. Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và hội thi khác từ cấp huyện trở lên do ngành và các cấp tổ chức, bao gồm:
a) Đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp huyện trở lên;
b) Đạt giải trong hội thi hùng biện Tiếng anh; thi giải Toán và Tiếng Anh trên mạng; trong kỳ thi tích hợp liên môn; thi Sáng tạo thanh thiếu niên.
c) Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào hội thi khác được PGD hoặc các cơ quan cấp huyện phối hợp với PGD tổ chức;
Điều 15. Định mức và kinh phí khen thưởng:
1. Định mức khen thưởng cuối năm:
a) Khen thưởng học sinh giỏi mức 100.000 đ/01 học sinh (bao gồm giấy khen và hiện vật);
b) Khen thưởng học sinh tiên tiến mức 80.000 đ/01 học sinh (bao gồm giấy khen và hiện vật);
c) Khen thưởng tập thể lớp tiên tiến mức 150.000 đ/01 tập thể (bằng tiền mặt);
d) Khen thưởng tập thể lớp xuất sắc mức 200.000 đ/01 tập thể (bằng tiền mặt);
e) Khen thưởng giáo viên đạt tiêu chuẩn “giáo viên chủ nhiệm giỏi” , “giáo viên dạy giỏi” mức 150.000 đ/01 cá nhân (bao gồm giấy khen và tiền mặt);
f) Khen thưởng tập thể tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ mức 300.000 đ/01 tập thể (bằng tiền mặt);
2. Định mức khen thưởng khác:
a) GV dạy HS đạt giải trong các môn văn hóa cấp huyện:
Giải Nhất mức khen không quá 250.000 đ/01giải, giải Nhì không quá 200.000đ/giải, giải Ba không quá 150.000đ/ giải, giải Khuyến khích không quá 100.000đ/ giải cho đối tượng được khen (bằng tiền mặt);
b) GV dạy HS đạt giải trong các môn văn hóa cấp tỉnh:
Giải Nhất mức khen không quá 400.000đ/01giải, giải Nhì không quá 300.000đ/giải, giải Ba không quá 200.000đ/ giải, giải Khuyến khích không quá 100.000đ/giải cho đối tượng được khen (bằng tiền mặt);
c) GV dạy HS đạt giải trong các môn văn hóa cấp quốc gia:
Giải Nhất mức khen không quá 500.000đ/01giải, giải Nhì không quá 400.000đ/giải, giải Ba không quá 300.000đ/ giải, giải Khuyến khích không quá 200.000đ/giải cho đối tượng được khen (bằng tiền mặt);
3. Nguồn kinh phí khen thưởng:
a) Đối với khen thưởng học sinh dạt danh hiệu HS giỏi, tập thể lớp Tiên tiến, Lớp Tiên tiến xuất sắc thưởng vào cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm giỏi, GV dạy giỏi thực hiện thưởng vào 20/11 năm sau. Kinh phí khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước của trường quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ;
b)Thưởng học sinh đạt giải HS giỏi bộ môn các kỳ thi do các cấp tổ chức, thưởng vào cuối năm học bằng từ nguồn quỹ hỗ trợ của Chi hội khuyến học nhà trường.
c) Thưởng học sinh đạt danh hiệu HS Tiên tiến cuối năm từ nguồn hổ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
d) Đối với khen thưởng CBCC,VC đạt danh hiệu LĐTT, CSTĐ thực hiện kinh phí khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước;
e)Thưởng GV có thành tích các phong trào bồi dưỡng HSG, HSNK, các phong trào hội thi ở các cấp bằng nguồn kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi; kinh phí hổ trợ từ các tổ chức, cá nhân; từ quỹ Chi hội khuyến học nhà trường.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tổ chức thực hiện:
1. Các Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, các đoàn thể có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Quy chế này.
2. Thường thực hội đồng Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm xây dựng nội dung và phát động thực hiện trong các đợt thi đua. Theo dõi, tổng hợp, đề xuất các hình thức khen thưởng kịp thời theo tiêu chuẩn quy định tại quy chế này.
a) Thi đua thường xuyên được thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, nhằm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung chương trình kế hoạch công tác đề ra;
b) Thi đua theo đợt được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ khó khăn của đơn vị trong từng giai đoạn hoặc lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của Ngành, của Đất nước. Thi đua theo đợt phải xác định rõ mục đích, nội dung, thời điểm bắt đầu và kết thúc tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của Hiệu trưởng;
3. Thường trực thi đua hướng dẫn thực hiện các loại biểu mẫu, hồ sơ thủ tục về công tác Thi đua – Khen thưởng của đơn vị.
4. Các tập thể, cá nhân tiến hành đăng ký danh hiệu thi đua tại hội nghị CBCC,VC đầu năm học và gửi về Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trưởng để theo dõi và làm cơ sở bình xét thi đua cuối năm. Tập thể hoặc cá nhân nào không đăng ký thi đua thì không được xem xét, công nhận danh hiệu thi đua.
5. Trước khi tiến hành tổng kết năm học, các đơn vị tổ căn cứ vào các nội dung, tiêu chuẩn quy định trong quy chế này để bình xét các danh hiệu thi đua theo nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu tín nhiệm.
6. Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường họp, đánh giá và bình xét danh hiệu cho từng trường hợp theo quy chế hiện hành.
Điều 17. Quy chế này gồm 3 Chương, 18 Điều, có hiệu lực áp dụng trong trường THCS An Bằng – Vinh An từ năm học 2016 - 2017. Các tập thể, cá nhân; các bộ phận tổ chức, đoàn thể; cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS An Bằng – Vinh An chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện nếu có các yêu cầu bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy định về công tác Thi đua – Khen thưởng, các ý kiến đóng góp được gửi về Hội đồng thi đua khen thưởng để tổng hợp và xem xét quyết định cho phù hợp.
TM. BCH CÔNG ĐOÀN CHỦ TỊCH |
TM. HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CHỦ TỊCH
HIỆU TRƯỞNG Trương Minh Nam |
Số lượt xem : 6002
Chưa có bình luận nào cho bài viết này