In trang

Kế hoạch của Nhà trường Năm 2024

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Năm học 2024 – 2025

 

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 6,7,8,9 ;

Thực hiện công văn 5512/BGD&ĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

Thực hiện Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cở sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học;

         Căn cứ công văn số 2134/SGDĐT-VP ngày 09/8/2024 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025;

         Căn cứ Hướng dẫn số 803/PGDĐT-THCS ngày 05/9/2024 của Phòng Giáo dục về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học;

       Trường THCS An Bằng – Vinh An xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025 với những nội dung cụ thể như sau:

I. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH.

1. Yếu tố bên ngoài của nhà trường.

- Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và theo yêu cầu của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà trườngtiếp tục khẳng định vị thế của mình tạo được niềm tin của gia đình và xã hội, làm cho học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập trung xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, hiện đại và hội nhập, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới.

- Việc xác định nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường, lớp học; đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; nội dung, tài liệu giáo dục địa phương... để triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường theo đúng lộ trình quy định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang...

1.1. Thời cơ.

- Chủ động trong cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

- Sự hoàn thiện của các văn bản pháp quy về công tác giáo dục.

- Chủ trương xã hội hoá giáo dục cũng góp phần tạo nên nhà trường được phát triển toàn diện.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang thường xuyên tổ chức các chuyên đề, thao giảng. Đây cũng là cơ hội tốt cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao tay nghề của bản thân.

- Ban đại diện CMHS luôn sát cánh và ủng hộ nhiệt tình về mặt tinh thần, vật chất đối với các phong trào của nhà trường.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và dạy học ngày càng tốt hơn.

1.2. Nguy cơ.

- Cơ sở vật chất,TBDH chưa đảm bảo nên công tác giáo dục chất lượng học sinh. Mọi kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh phải đối mặt với những thách thức từ xã hội, cơ chế thị trường tác động không nhỏ đến giáo dục toàn diện học sinh. Nguồn lực địa phương khả năng đầu tư cho giáo dục của nhà trường hạn chế, phần đông gia đình còn còn gặp nhiều khó khăn.

- Chất lượng đầu vào còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường;

- Vinh An là một xã ven biển đời sống của bà con còn gặp rất nhiều khó khăn lại thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai bão lụt nên việc đầu tư học hành cho con chưa theo kịp sự phát triển của xã hội; nhiều gia đình chưa trang bị đầy đủ dụng cụ học tập; đa số học sinh không có máy vi tính kết nối internet phục vụ học tập trực tuyến…

2. Bối cảnh bên trong của nhà trường.

2.1. Điểm mạnh của nhà trường.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang cùng với sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân huyện, các cấp về cơ sở vật chất, hiện nay Trường THCS An Bằng – Vinh An là một ngôi trường khá khang trang, sạch đẹp, an toàn, thoáng mát, đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy và học theo hướng hiện đại, an toàn. Ngoài ra nhà trường được sự qua tâm hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, ý thức được trọng trách của mình đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

- Phát huy những thành quả đạt được trong năm học qua, tiếp tục vươn lên trong công tác, học tập và giảng dạy.

- Chất lượng giảng dạy của nhà trường dần được nâng cao qua từng năm, tạo niềm tin trong tập thể sư phạm và sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh.

- Sỉ số học sinh đảm bảo cho công tác dạy học 31,4 HS/1 lớp.

- Diện tích sân chơi, bãi tập đúng quy định >6m2/học sinh.

2.2. Điểm yếu.

- Vinh An là một xã tỉ lệ hộ nghèo cao, nên việc huy động xã hội hóa còn khó khăn.

- Tinh thần học tập của học sinh chưa cao, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em, còn phó thác cho nhà trường.

- Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, lo kinh tế gia đình nên chưa quan tâm sâu sát đến việc học của học sinh.

II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG.

- Quyết tâm xây dựng nhà trường trở thành một trường đạt chất lượng giáo dục. Đào tạo những con người phát triển theo hướng toàn diện, mạnh về thể chất, phát triển về trí lực, đáp ứng được sự tiến bộ và phát triển của địa phương, đất nước trong thời kỳ mới.

- Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân, có khả năng thích ứng với cộng đồng. Đào tạo học sinh có tri thức, có sức khoẻ, có óc sáng tạo, luôn có những kì vọng, tự tin hội nhập là những giá trị mà trường vươn tới.

- Bằng các hình thức giáo dục hữu hiệu theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, chú trọng tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng học sinh nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để mọi học sinh phát huy hết năng lực cá nhân, tư duy sáng tạo của mình. Tạo một môi trường học tập thân thiện để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc.

1. Quy mô số lớp, số học sinh toàn trường.

Khối lớp

Số lớp, số học sinh

Số lớp

 

Số học sinh

Tổng số

Nữ

HS hộ nghèo

HS cận nghèo, khác

6

3

100

50

 

 

7

3

101

43

 

 

8

3

83

48

 

 

9

2

60

31

 

 

Tổng

11

345

172

 

 

2. Bố trí phòng học, phòng bộ môn và các phòng chức năng( 22 phòng).

2.1.Phòng học: 9 phòng.

2.2. Phòng học bộ môn: 6 phòng.

2.3. Phòng chức năng: 7 phòng

3. Định hướng thực hiện chương trình dạy học.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thựchiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT vềviệc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học (phụ lục 1), Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (phụ lục 2), Kế hoạch giáo dục của giáo viên (phụ lục 3), Kế hoạch bài dạy/giáo án (phụ lục 4)

- Khối lớp 6(3 lớp); lớp 7(3 lớp); lớp 8 (3 lớp); khối 9 (2  lớp): Thực hiện chương tình GDPT 2018( Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thông(GDPT 2018). Không thực hiện dạy môn tự chọn. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho khối 6 và 7( Sáng 3 tiết, chiều 4 tiết, tuần 5 buổi 2 buổi sáng và 3 buổi chiều).

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy/giáo án của giáo viên đã được xây dựng và thực hiện từ các năm học trước.

4. Định hướng tổ chức trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Mỗi tuần thực hiện tiết chào cờ và sinh hoạt tập thể đầu tuần, phân công một lớp phụ trách một hoạt động ngoại khóa dưới cờ bằng nhiều hình thức như: Đóng vai những nhân vật lịch sử,những nhân vật trong bộ môn Ngữ văn, kịch, văn nghệ…( 70 tiết). Số tiết còn lại nhà trường tổ chức hoạt động theo chủ đề:

            Chủ đề tháng 9: Vui tết Trung Thu, Văn nghệ khai giảng mừng năm học mới.

            Chủ đề tháng 10: Sinh hoạt ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam ( 20/10).

            Chủ đề tháng 11: Phát động ngày nhà giáo Việt Nam, tổ chức hái hoa dân chủ dưới cờ, thi đua giành nhiều bông hoa điểm 10 dâng lên thầy cô giáo 20-11.

            Chủ đề tháng 12: Nói chuyện dưới cờ về anh bộ đội Cụ Hồ nhân ngày QĐNDVN 22/12.

            Chủ đề tháng 1,2: Vui tết đón xuân, kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2.

            Chủ đề tháng 3: Tiến bước lên đoàn, tổ chức kết nạp đoàn viên. Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chị Minh; tổ chức cắm trại…

            Chủ đề tháng 4: Hòa bình hữu nghị, kỷ niệm 30/4; 01/5

            Chủ đề tháng 5: Sinh hoạt ý nghĩa ngày thành lập Đội 15/5.Sinh hoạt kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ (1890-2025);

5. Định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối 6,7,8,9.

- Tổ chức dạy học chương trình giáo dục địa phương 1 tiết/tuần. Hình thức dạy học trên lớp, dạy học trải nghiệm.

- Nội dung: Dạy những vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội, ANQP, Lịch sử, Địa lý, truyền thống văn hóa địa phương.

- Tài liệu: Sử dụng tài liệu về giáo dục chương trình địa phương Thừa Thiên Huế biên soạn.

III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG.

1. Mục tiêu chung.

- Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Giáo dục nhà trường tiếp tục khẳng định là niềm tin của gia đình và xã hội, làm cho học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập trung xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại và hội nhập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 6,7,8,9; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội, gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá; tiếp tục đổi mới công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Chương trình giáo dục phổ thông đặt ra 3 yêu cầu cơ bản cần đạt về phẩm chất và năng lực, đó là:

+ Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu đất nước, yêu con người; chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.

+ Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi (năng lực chung cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo…) và năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

+ Là căn cứ để xây dựng chương trình môn học, soạn bài dạy và tổ chức dạy học, đánh giá kết quả giáo dục học sinh, … phải dựa trên yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.

- Bảo đảm tất cả giáo viên của trường được triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, nội dung hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo khi bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6, năm học 2022-2023 đối với lớp 7, năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và năm học 2024-2025 đối với lớp 9 cấp THCS.

            3. Nội dung cụ thể

3.1. Thực hiện chương trình môn học.

3.1.1. Kế hoạch chung.

- Căn cứ Khung phân phối chương trình giáo dục hiện hành của Bộ Giáo dục, các văn bản hướng dẫn đổi mới hoạt động chuyên môn và đề nghị của các Tổ chuyên môn, trường THCS An Bằng – Vinh An ban hành kế hoạch dạy học cho các môn học như sau:

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học

Lớp 6

Lớp7

Lớp 8

Lớp 9

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

140

140

140

140

Toán

140

140

140

140

Ngoại ngữ 1

105

105

105

105

Giáo dục công dân

35

35

35

35

Lịch sử và Địa lí

105

105

105

105

Khoa học tự nhiên

140

140

140

140

Công nghệ

35

35

52

52

Tin học

35

35

35

35

Giáo dục thể chất

70

70

70

70

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

70

70

70

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

105

105

105

Nội dung giáo dục của địa phương

35

35

35

35

Môn học tự chọn

35

Tiếng dân tộc thiểu số

Ngoại ngữ 2

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)

1015

1015

1032

1032

Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

29

29

29

29

3.1.2. Thời lượng giáo dục

- Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Số lớp học 2 buổi/ngày, buổi sáng không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết.

- Đảm bảo việc rà soát, điều chỉnh phân phối chương trình trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của cấp học trong chương trình giáo dụctheo hướng tinh giản, tăng cường phát triển các kĩ năng trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế theo khung thời gian 35 tuần thực học.

- Các tổ chuyên môn có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học với các nội dung, các chủ đề dạy học, các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi tổ phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; tất cả đều được thể hiện trong biên bản họp tổ và được Hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện.

- Học kì I bắt đầu từ ngày 06/09/2024, kết thúc trước ngày 15/01/2025.

- Học kì II bắt đầu từ ngày 16/01/2025, hoàn thành chương trình giáo dục trước ngày 25/5/2025.

3.1.3. Những quy định số tiết dạy k6,7,8,9.

* Khối 6,7:

TT

Môn học

Số tiết học của từng môn

HK1

HK2

CN

1

Ngữ văn

72

68

140

2

Toán

72

68

140

3

Tiếng anh

54

51

105

4

GDCD

18

17

35

5

LS &ĐL

54

51

105

6

KHTN

72

68

140

7

C Nghệ

18

17

35

8

Tin

18

17

35

9

GDTC

36

34

70

10

N. Thuật

36

34

70

11

HĐTN- HN

54

51

105

12

NDGDĐP

18

17

35

13

Môn TC

 

 

 

Tổng số tiết

522

493

1015

Số tiết/ tuần Cả năm học

29/35 tuần. Cả năm 1015 tiết

Số buổi dạy/ ngày

2        buổi/ ngày

           

         

 * Khối 8,9:

TT

Môn học

Số tiết học của từng môn

HK1

HK2

CN

1

Ngữ văn

72

68

140

2

Toán

72

68

140

3

Tiếng anh

54

51

105

4

GDCD

18

17

35

5

LS &ĐL

53

52

105

6

KHTN

72

68

140

7

C Nghệ

35

17

52

8

Tin

18

17

35

9

GDTC

36

34

70

10

N. Thuật

36

34

70

11

HĐTN- HN

54

51

105

12

NDGDĐP

18

17

35

13

Môn TC

 

 

 

Tổng số tiết

538

494

1032

Số tiết/ tuần Cả năm học

29/35 tuần. Cả năm 1032 tiết

Số buổi dạy/ ngày

2 buổi/ ngày

           

 

3.1.4. Các hoạt động giáo dục

3.1.4.1 Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

Nhà trường giao cho giáo viên bộ môn lựa chọn học sinh ở từng bộ môn nhận thức tốt có năng khiếu ở tất cả các khối lớp thành lập các câu lạc bộ gồm các môn: GDTC, Khoa học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật và phân công giáo viên phụ trách như sau:

Khối

Giáo dục thể chất

Khoa học

Tiếng Anh

Âm nhạc

Mĩ thuật

6

 T. Vũ

C Lan, C. Trang, C, Ngọc

Cô Trang

 T.Hồng

C. Quy

7

 T. Hòa

C. Trang, C. Lan, C, Ngọc

Cô Trang

T.Hồng

C. Quy

8

 T. Hòa

T. Thạch, C Lan, C Trang

T Quân

T.Hồng

C. Quy

9

 T. Hòa

C. Ngọc, Trang, C Lan

T Quân

T.Hồng

C. Quy

- Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu:

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra kế hoạch bài dạy của giáo viên.

+ Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, giáo viên dạy.

+ Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh…

- Tổ chuyên môn:

+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.

+ Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.

- Giáo viên bồi dưỡng học sinh:

+ Lập danh sách câu lạc bộ học sinh năng khiếu theo các môn.

+ Thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công.

+ Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh phải có kế hoạch dạy học, kiểm tra vào tuần cuối cùng của tháng. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng học sinh đạt kết quả cao nhất.

Thời gian thực hiện: Thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng của chuyên môn.( Căn cứ trên lịch đăng ký bồi dưỡng của GV bồi dưỡng).

3.1.4.2. Phụ đạo học sinh yếu. Học sinh khuyết tật.

Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh yếu, khuyết tật. Phó Hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng sư phạm, trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, kiên trì để phụ đạo học sinh yếu và học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Các môn học khác có học sinh nhận thức chậm giáo viên dạy có trách nhiệm phụ đạo học sinh ngay trong giờ học.

- Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh, cụ thể:

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch phụ đạo, giáo dục học sinh khuyết tật, phân công giáo viên dạy.

+ Trực tiếp theo dõi, kiểm tra công tác phụ đạo học sinh yếu, học sinh khuyết tật.

- Tổ chuyên môn: Theo dõi kết quả tiến bộ của học sinh yếu, học sinh khuyết tật ở các môn học qua từng học kỳ, có giải pháp hỗ trợ gv phụ đạo học sinh yếu, học sinh khuyết tật.

- Giáo viên phụ đạo:

+ Lập danh sách học sinh yếu, khuyết tật do mình phụ trách, theo dõi sự tiến bộ của các em từ ý thức và qua kết quả học tập trong các giờ học.

+ Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh thường xuyên động viên, khuyến khích các em học sinh tạo sự cố gắng thực sự trong học tập và rèn luyện ý thức đạo đức, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng học sinh yếu kém.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi sát, hướng dẫn phương pháp học tập, tổ chức truy bài đầu giờ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; thực hiện đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học tập.

Thời gian thực hiện: Trong các tiết học. Có thể bố trí phụ đạo vào buổi chiều (2 buổi/tuần, theo lịch nhà trường)

3.1.4.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm

- Tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:

+ Sinh hoạt dưới cờ gồm hoạt động nghi lễ và các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, nói chuyện truyền cảm hứng; truyền thông các vấn đề xã hội như tuyên truyền các dịch bệnh, tuyên truyền chủ đề hoạt động tháng.

+ Sinh hoạt lớp gồm tổ chức các hoạt động hành chính, sinh hoạt lớp, sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình nhà trường) sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các lớp). Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động truyền thông, các thông điệp; triển khai các phong trào của nhà trường.

+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề. Hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên và hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ.

* Hình thức tổ chức sinh hoạt thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh.

- Tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông,... thông qua các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

- Tổ chức tốt việc cho học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường và tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm.

- Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.

- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp Ban ĐDCMHS về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường.

- Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động phong trào phối hợp với Tổng phụ trách Đội của trường xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm, trình Ban giám hiệu và BĐDCMHS trường phê duyệt kế hoạch thực hiện.

- Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm các khối lớp phối hợp với Ban ĐDCMHS lớp, giáo viên bộ môn thực hiện các hoạt động trải nghiệm.

3.1.4.4. Hoạt động ngoại khóa

- Tổ chức các hội thi, các buổi giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, âm nhạc dân tộc, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

- Tạo điều kiện giúp đỡ để học sinh tham gia thi viết bài tuyên truyền, thi sáng tạo. Tổ chức các chương trình giao lưu các hội thi để học sinh học tập như: Giao lưu đố vui học giỏi, hội thi vẽ tranh, văn nghệ ...

3.1.4.5. Câu lạc bộ

- Thành lập các nhóm sinh hoạt học tập trên cơ sở rèn luyện theo các chương trình hoạt động Đội.

- Các câu lạc bộ Thể dục thể thao như bóng đá, bóng bàn, CLB Anh văn, cờ vua… theo sở thích học sinh tham gia tập luyện.

- Nhà trường từng bước đưa giáo dục STEM vào chương trình thông qua các hình thức câu lạc bộ Robotic, câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học, …

- Thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm, ... Tổ chức các hội thi để kích thích hoạt động của học sinh. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục trong trường, lớp và ngoài giờ lên lớp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Công tác quản lý, chỉ đạo

1.1. Đối với Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục và điều hành chung mọi công việc.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy các môn tự chọn.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục.

- Tổ chức các hoạt động hội thi, phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong năm học.

- Xây dựng tiêu chí thi đua trong nhà trường.

- Ra các Quyết định thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục.

- Thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn để hiểu và nắm rõ chương trình giáo dục, mọi vấn đề nảy sinh để có hướng điều chỉnh mọi hoạt động của nhà trường.

1.2. Đối với Phó Hiệu trưởng

- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu và các hoạt động khác có liên quan đến giáo dục.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường THCS.

- Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.

- Hàng tháng họp thống nhất các nội dung chuyên môn với các tổ.

- Duyệt tất các các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc Hội thảo, chuyên đề cấp trường, cấp tổ tổ chức trong năm học.

- Thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn để hiểu và nắm rõ chương trình giáo dục, mọi vấn đề nảy sinh để có hướng điều chỉnh mọi hoạt động của chuyên môn.

1.3. Đối với Tổng phụ trách Đội

- Kết hợp với Phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức tại nhà trường.

- Thành lập các ban của Liên đội để thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường.

- Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.

1.4. Đối với nhân viên Thư viện, thiết bị

- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.

- Tổ chức Ngày hội đọc sách.

- Tham mưu mua sắm SGK, TBDH của giáo viên và học sinh.

1.5. Đối với giáo viên

- Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.

- Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chuyên môn.

- Chịu trách nhiệm chất lượng của lớp, môn giảng dạy.

- Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.

- Tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.

- Cùng tham gia các hoạt động khác khi nhà trường yêu cầu.

2. Công tác kiểm tra.

2.1. Yêu cầu

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, điều chỉnh những việc chưa hợp lý và tuyên dương những cá nhân, tổ khối tích cực, sáng tạo.

- Thông qua công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời cho tất cả cá nhân, tổ khối về việc thực hiện nhiệm vụ.

2.2. Biện pháp thực hiện

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường.

- Thường xuyên kiểm tra theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế nhằm giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

2.3. Chỉ tiêu phấn đấu.

1. Duy trì bền vững phổ cập THCS đạt mức độ II và trên 96,0% .

2. Huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%.

3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%.

4. Tỷ lệ học sinh vào THPT 80%, 20% học nghề.

5. Học sinh giỏi và năng khiếu cấp huyện, cấp tỉnh phấn đấu đạt từ 20 giải trở lên, trong đó: mỗi môn phấn đấu từ 1- 2 giải trở lên. Phấn đấu nằm ở vị thứ 10 trở lên trường THCS (GV dạy BD HSG và năng khiếu đăng kí chỉ tiêu cụ thể).

6. Tham gia đầy đủ và phấn đấu có giải cấp huyện trở lên đối với các cuộc thi như: STKHKT, STTTNNĐ, An toàn giao thông, Viết thư UPU, Tin học trẻ, Olympic Tiếng Anh trên Internet,…

              7.Xếp loại hạnh kiểm tốt  trên 95,0% và  học lực loại xuất sắc/tốt trên 26,0%.

8.Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày (6 lớp) đạt trên 30%.

9.Tỷ lệ học sinh bỏ học:Dưới 0,5%.

10. CLB tiếng Anh có kế hoạch hoạt động trong năm học một cách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh cho CBQL, GV và HS.

11. Nhà trường được công nhận "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"   và xây dựng trường học "Xanh - sạch - đẹp - an toàn".

12. Đảm bảo công tác bảo quản và sử dụng TBDH. Chú trọng các thiết bị tự làm, tăng cường ƯDCNTT. 100% CBQL và GV sử dụng thành thạo CNTT .

13. 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường không vi phạm đạo đức nhà giáo; không gây mất đoàn kết nội bộ; có tác phong, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; không vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành.

3. Chế độ thông tin, báo cáo

- Để việc quản lí học sinh được chặt chẽ, giáo viên cần cập nhật danh sách học sinh theo lớp trên hệ thống thông tin quản lí giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo vào đầu năm học.

- Cập nhật kịp thời các hoạt động, thông tin của nhà trường trên trang Web.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất.

4. Nội dung hoạt động từng tháng

 

THÁNG

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

 

 

 

8/2024

- Họp HĐSP tháng 8, triển khai kế hoạch tháng 8

- Biên chế lớp, phân công GV giảng dạy, phân công TKB

- Xây dựng kế hoạch năm học

- Kiện toàn tổ chuyên môn

- Kiểm ra nền nếp học sinh; làm hồ sơ miễm giảm.

- BDHSG K8,9

- Chuấn bị công tác Khai giảng năm học mới;

- Mua sắm TBDH và sửa chữa những TB hư hỏng.

- Tham gia học chính trị đầu năm

 

 

 

 

 

9/2024

 

-  Khai giảng năm học 2024-2025

- Họp HĐSP Tháng 9, triển khai công tác tháng 9; công tác dự giờ.

- Lập kế hoạch phòng chống bão lụt

- Tổ chức dạy học, Khảo sát chất lượng đầu năm khối 6, 7,8,9; tổ chức dự giờ.

- BDHS giỏi K7,8,9

- Triển khai công tác NGLL, HĐNK

- Tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện;

- Tổ chức hội nghị CBCCVC