Kế hoạch của Nhà trường Năm 2015
PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS AN BẰNG VINH AN Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Vinh An, ngày 22 tháng 9 năm 2014
BÁO CÁO
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015
PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2014 - 2015, là năm học thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Toàn ngành chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”, thực hiện những giải pháp đột phá và những giải pháp lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh thực hiện “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và thực hiện tốt “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là năm thứ 4 thực hiện Chương trình hành động của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT đã được cụ thể hóa thành Chương trình hành động của trường nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Căn cứ nhiệm vụ năm học của Bộ GD & ĐT, hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD& ĐT và Phòng GD& ĐT, phát huy những thành quả đạt được trong các năm qua, đặc biệt thành quả xuất sắc đạt được của năm học 2013-2014, trường THCS An Bằng Vinh An bước vào năm học 2014- 2015 với khí thế mới tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo tiếp tục vững bước đi lên, để không ngừng cũng cố 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới, chúng ta có những thuận lợi và khó khăn sau đây:
1. Thuận lợi
1.1. Nhà trường tiếp tục được Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ, được Phòng GD&ĐT Phú Vang hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát, kịp thời.
1.2. Đội ngũ giáo viên nhân viên được Phòng GD&ĐT bổ sung đầy đủ, trẻ, nhiệt tình. Phần lớn giáo viên tiến bộ nhanh cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị, tư tưởng, có ý thức tổ chức kỹ luật cao, có tinh thần đoàn kết tạo nên một tập thể vững mạnh.
1.3. Đội ngũ giáo viên và học sinh được hỗ trợ kinh phí bãi ngang. Nhà trường được Quỹ học bỗng Trang Đoàn, Hội Thiện Tâm trợ giúp học sinh nghèo vượt khó và Trường Đại học Ngoại ngữ Huế trợ giúp kinh phí dạy và học cho 1 lớp tiếng Anh.
2. Khó khăn
2.1. Năm học 2014 - 2015, trường có 06 giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng, trong đó một số cô giáo hằng ngày đi lại giảng dạy gần 80 km sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công tác và các hoạt động của nhà trường.
2.2. Máy tính hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học, bàn ghế học sinh, hệ thống cửa sắt xuống cấp, bờ tường rào chưa hoàn chỉnh không đảm bảo an ninh.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013-2014
1. Thành tích xuất sắc về thực hiện nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo một cách bền vững:
1.1. Học sinh:
- Số lượng: Tổng số học sinh 489 em/ 18 lớp, trong các năm qua số lớp ổn định 18 lớp. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 đạt 100 %, tỉ lệ học sinh bỏ học 0,204%, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 100% và 100% được trúng tuyển vào lớp 10. Duy trì tốt công tác phổ cập THCS, năm 2013 trẻ em từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt tỉ lệ từ 91,41%. Tỉ lệ học sinh tham gia học nghề đạt 100%, tỉ lệ học sinh thi nghề kết quả từ TB trở lên đạt 100%.
- Chất lượng đại trà trong các năm qua duy trì ổn định ở mức cao (sau thi lại):
Năm học |
Học lực: % |
Hạnh kiểm: % |
||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
Kém |
Tốt |
Khá |
TB |
|
2013-2014 |
18,27 |
43,98 |
37,55 |
0,2 |
0,0 |
92,2 |
7,8 |
0,0 |
Năm học 2013-2014 so với năm học 2012-2013: tỉ lệ học lực khá và giỏi tăng 0,62%.
- Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi: tổng số học sinh giỏi đạt giải trong kỳ thi HSG cấp huyện 27 em và đồng đội được xếp thứ bảy toàn đoàn; kỳ thi HSG cấp tỉnh đạt 5 giải trong đó có 01 giải nhì, 01 giải ba. Trường đã tham gia tất cả các hội thi và đạt kết quả cao, …
1.2. Công tác xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức:
- Thực hiện tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng. Đầy đủ giáo viên các bộ môn và giáo viên đứng lớp. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp 100%, trong đó xếp loại xuất sắc 89,5%, xếp loại khá 10,5%. Tỉ lệ công chức, viên chức đạt loại xuất sắc 84,2%, đạt loại khá 15,8%. Giáo viên tích cực học ngoại ngữ, tin học và học đại học nâng cao trình độ, giáo viên đạt chuẩn 100% , trên chuẩn 89,2%. Có 100% giáo viên áp dụng thành thạo các phầm mềm tin học vào công tác soạn bài và thường xuyên UDCNTT vào giảng dạy (tăng 10% so với năm học trước). Có 02 giáo viên dự thi GVDG cấp Tỉnh đạt 01 giải. Không có giáo viên nào bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Hằng năm, 100% CBGVNV hưởng ứng thi đua có tối thiểu một sáng kiến, một đổi mới trong công tác và giảng dạy, có 35 sáng kiến đã áp dụng mang lại hiệu quả tại trường; có 01 sáng kiến mang lại kết quả xuất sắc và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong ngành Giáo dục.
- Năm học 2013-2014:
+ Trường đạt danh hiệu: Tập thể LĐXS và đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.
+ Có 45/45 CBGVNV hoàn thành nhiệm vụ đạt tỉ lệ 100%, trong đó LĐTT 36 người đạt tỉ lệ 80 %; CSTĐ 07 người đạt tỉ lệ 15,6%; CSTĐ cấp Tỉnh 01 người đạt tỉ lệ 2,22%.
+ 01 Đ/c được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Liên đoàn LĐ Tỉnh khen; 02 Đ/c được Công đoàn GD Huyện tặng giấy khen;
1.3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất và Xã hội hóa giáo dục.
Hoàn thành xuất sắc công tác xây dựng CSVC, môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm. Bảo quản và sử dụng tốt CSVC, giáo viên làm thêm ĐDDH. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng CSVC trong năm học là 148.824.000 đồng.
Trong suốt 11 năm qua công tác Xã hội hóa giáo dục được duy trì mạnh mẽ, đã giúp nhà trường vượt qua khó khăn để phát triển nhanh, mạnh, toàn diện.
1.4. Các phong trào thi đua khác:
- Chi bộ và nhà trường đã thực hiện tốt chỉ thị 03-BCT của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đạt kết quả tốt.Là đơn vị duy nhất của ngành giáo dục huyện được Huyện ủy khen thưởng trong Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện CT03-TW của Bộ Chính trị ngày 10/5/2013. Tham gia hội thi đạo dức công vụ đạt giải Nhì cấp xã và xếp thứ 8 cấp Huyện.
- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tích cực đến tất cả các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, tạo được môi trường sư phạm lành mạnh thân thiện, tăng cường phương tiện dạy học tiên tiến, cảnh quan sân trường xanh sạch đẹp như công viên. Là đơn vị điển hình của huyện Phú Vang được Sở GD&ĐT tặng thưởng trong Hội nghị sơ kết 3 năm “Xây dựng THTT, HSTC”. Năm học 2012-2013 đạt mức xuất sắc, với tổng 98 điểm (tăng 0,5 điểm so với năm học trước).
- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: Năm 2010 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2013-2014 các Tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia ngày càng được hoàn thiện và phát triển lên mức cao hơn.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Năm 2012, trường đã được Sở GD&ĐT kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2. Hiện nay trường đang tích cực phấn đấu đến năm 2016 là đơn vị giáo dục đầu tiên của huyện Phú Vang được kiểm định chất lượng lần thứ 2 đạt cấp độ 3 với tỉ lệ cao nhất huyện.
2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác:
2.1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết TW4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; chỉ đạo đi vào chiều sâu các cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác Chữ thập đỏ. Bám sát Chương trình hành động của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và Chương trình hành động của trường.
2.2. Chú trọng công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác tổ trưởng, công tác chủ nhiệm. Kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần của trường, tổ chuyên môn và các đoàn thể; kế hoạch tuần của cá nhân đã đưa lên Web của trường.
- Chú trọng công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá: số tiết kiểm tra đề chung, cắt phách chấm chung 149 tiết/11 môn. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tổ chức dạy các lớp 2 buổi/ngày cho 144/5 lớp, đạt tỉ lệ 28,9% ( tăng hơn năm học trước 6,9%) trên tỉ lệ huyện giao là 20%. Tổ chức dạy thêm tập trung trong trường cho những học sinh có nhu cầu và quản lý chặt chẽ về mặt chuyên môn.
- Là năm học 100% giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học thường xuyên và có chất lượng.
- Công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên đạt hiệu quả tốt; trình độ chuyên môn giảng dạy tiến bộ nhanh. Các tổ đã tập trung giúp đỡ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mới ra trường.
+ Tổng số tiết dự giờ: 708 tiết đạt tỉ lệ 106,3% (kế hoạch đầu năm là 666 tiết), trong đó: P.Hiệu trưởng phụ trách trường: 35 tiết đạt tỉ lệ 94,6% ( kế hoạch 37 tiết); Tổ trưởng : 73 tiết đạt tỉ lệ 107,4% (kế hoạch 68 tiết); P.Tổ trưởng: 72 tiết đạt tỉ lệ 102,9% (kế hoạch 70 tiết).
+ Tổng số tiết thao giảng, hội giảng: 94 tiết đạt tỉ lệ 123,7 %. ( theo kế hoạch 76 tiết)
+ Giáo viên đã khai thác triệt để việc sử dụng đồ dùng dạy học đã có chuyển biến tích cực. Tổng số tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học: 5431 tiết.
+ Khai thác có hiệu quả phòng học bộ môn phục vụ cho giảng dạy, giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy có nhiều tiến bộ hơn các năm trước. Tổng số tiết dạy học có sử dụng UDCNTT: 5597 tiết.
2.3. Thực hiện nghiêm túc đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ.
2.4. Chỉ đạo sâu sát từ trường, tổ chuyên môn, đến giáo viên tích cực phụ đạo, kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém cả ở trường và ở nhà.
2.5. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra; chăm lo đời sống giáo viên, không ngừng xây dựng tu bổ cảnh quan sư phạm; tập trung đầu tư phương tiện dạy học tiên tiến.
2.6. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo, có nhiều đổi mới, nhiều SKCTKT mang lại hiệu quả cao.
2.7. Thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, tăng cường khối đoàn kết trong tập thể, phát huy sức mạnh đồng bộ của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
2.8. Đẩy mạnh Xã hội hoá giáo dục lên mức cao hơn, thường xuyên duy trì các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức sơ, tổng kết, kịp thời biểu dương khen thưởng.
3. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chăm lo đời sống giáo viên, hoạt động xã hội từ thiện…
3.1. Tất cả cán bộ giáo viên nhân viên đều gương mẫu chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tuyệt đối không có giáo viên nào vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
3.2. Chăm lo có hiệu quả cả vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ, kinh phí hỗ trợ giáo viên trong năm là 54 triệu đồng.
3.3. Chi hội Chữ thập đỏ luôn đảm bảo cho học sinh “3 đủ”, trợ giúp cho học sinh và giáo viên khó khăn của trường và các trường bạn, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, tặng quà bộ đội Trường Sa, hỗ trợ hiến máu nhân đạo.v.v.
Công tác xã hội từ thiện trong năm học cả kinh phí và vật chất trị giá 78.890.000 đồng, trong đó cấp học bổng cho học sinh 43.200.000 đồng.
4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể.
4.1. Chi bộ: Liên tục trong 10 năm, từ năm 2004 đến năm 2013 chi bộ luôn được xếp loại Chi bộ “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu của Đảng bộ xã. Hằng năm có nhiều đồng chí đảng viên được khen thưởng.
4.2. Công đoàn: liên tục trong 11 năm qua đạt danh hiệu vững mạnh, được công đoàn các cấp khen thưởng. Năm học 2011-2012 được LĐLĐ tỉnh khen; Năm học 2012-2013 và năm 2013 - 2014 Tổng LĐLĐ VN khen thưởng.
4.3. Chi đoàn: phong trào Đoàn Thanh niên hoạt động mạnh, liên tục từ năm 2003 đến năm 2012 được Đoàn xã và Huyện đoàn xếp loại xuất sắc, trong năm học 2013-2014, có thêm 04 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng.
4.4. Liên đội TNTP: 11 năm liên tục (từ năm 2003 đến năm 2013) đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp huyện, cấp tỉnh và 2 lần đạt Liên đội mạnh cấp Trung ương, năm học 2013-2014 Liên đội tặng thưởng danh hiệu Liên đội mạnh cấp Huyện.
4.5. Chi hội Chữ thập đỏ: đạt thành tích xuất sắc, liên tục từ năm học 2006-2007 đến nay được Hội Chữ thập đỏ huyện khen thưởng.
PHẦN THỨ II
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014-2015
I .Công tác huy động số lượng:
- Tổng số trẻ 11-18 tuổi (2003 - 1996): …………….
Trong đó trẻ 11-18 tuổi đi học: ………….. đạt tỉ lệ …..%.
- Tổng số trẻ 11 tuổi (2003): …………..
Trong đó trẻ 11 tuổi đi học lớp 6: ……., đạt tỉ lệ:………..% đang học tiểu học ….%.
- Tổng số trẻ 15 tuổi đã hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp 100%.
- Công tác phổ cập THCS: Tiếp tục cũng cố công tác phổ cập THCS trong đó đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao và giảm tỷ lệ bỏ học là hai chỉ tiêu nhằm đảm bảo duy trì phổ cập THCS. Phấn đấu duy trì số lượng tốt, tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 0,6%; phấn đấu năm 2012 tỉ lệ trẻ từ 15 đến 18 tuổi TNTHCS đạt từ 92,25 – 92,5%.Tiếp tục điều tra bổ túc hồ sơ PCTHCS năm 2014 .
- Tuyển sinh vào lớp 6: 112 em/….em (1em đi Sài Gòn theo gia đình), đạt tỉ lệ: 100 % ( học tại Vinh An 148 em, 2 em học Vinh Thanh, học Vinh Hưng 15 em, học Huế 4 em,).
- Biên chế lớp học: Tổng số: 493 học sinh/ 14 lớp/ .... nữ.
Trong đó:
+ Khối 6: 112/ 3 lớp + Khối 7: 120/ 3 lớp
+ Khối 8: 120/ 4lớp + Khối 9: 141/ 4 lớp
Biện pháp duy trì số lượng:
+ Giáo viên chủ nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình học tập, diễn biến tư tưởng, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, động viên các em trong học tập, thường xuyên thông tin với phụ huynh. Tăng cường đảng viên và đoàn viên, giúp đỡ cho GVCN trong công tác quản lí nền nếp và vận động học sinh có hiện tượng bỏ học trở lại trường.
+ GVCN phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp mình và Chi hội khuyến học, chi hội chữ thập đỏ thăm hỏi, giúp đỡ cho các em khi đau ốm nặng, tai nạn, trợ cấp áo quần, sách vở, giày dép, thẻ bảo hiểm cho các em học sinh nghèo. Thực hiện 3 đủ đối với học sinh “đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở”.
+ Giáo viên bộ môn chú ý động viên khuyến khích các em học sinh yếu để các em không nản chí dẫn đến bỏ học. Vận động phụ huynh tổ chức dạy kèm theo nhóm ở nhà cho các em quá yếu, giúp các em theo kịp các bạn. Thầy cô giáo hãy giang rộng vòng tay yêu thương, cùng với cảnh quan sân trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện để tạo cho học sinh tâm trạng mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
II . Chất lượng dạy và học:
1. Kế hoạch chất lượng, hiệu quả giáo dục:
a. Chỉ tiêu:
- Chất lượng đại trà:
Học lực: Giỏi : 20,3%, Khá : 44,02% ,TB : 32,42% , Yếu(trước thi lại): 3,25 %, sau thi lại: dưới 0,4%. .
Hạnh kiểm : Tốt: 95,94% , Khá: 4,06%, không có HK trung bình và yếu.
Học sinh được công nhận tốt nghiệp lớp 9 đạt 100% .
- Chất lượng mũi nhọn:
Đạt 10 giải trở lên trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 27 giải cá nhân trong kì thi học sinh giỏi cấp Huyện. Về đồng đội: Ngữ văn 8 đạt giải nhì; tin học 9 đạt Địa lí 9, Giải toán bằng MTCT lớp 7, giải toán bằng MTCT 8, Vật lí 8: giải ba; Anh văn 8, hóa 8, sinh vật 9 ; toán 8, lịch sử 9 đạt giải tư đồng đội. Nâng cao chất lượng giải, cụ thể có nhiều giải nhất, nhì và ba, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi xếp vị thứ ba (hoặc thứ nhì) toàn đoàn (lưu ý đẩy mạnh công tác luyện thi giải Tiếng anh qua mạng đạt hiệu quả cao). Học sinh thi đỗ vào trường chuyên Quốc Học và ĐHKH Huế từ 2-3 em.
+ Giáo dục thể chất: Điền kinh đạt 1 giải nhì và 5 giải 3 cấp huyện, đội tuyển bóng đá nam, nữ đạt giải 3 toàn huyện và phấn đấu đạt giải khuyến khích toàn đoàn.
b. Biện pháp thực hiện:
- Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm cụ thể hóa kế hoạch, đồng thời tiếp tục chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác từ liên đội, chi đội đến từng đội viên đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao. Thường xuyên theo dõi đánh giá việc thực hiện ATGT, tuyệt đối không để HS nào vi phạm, gắn kết quả thực hiện của HS với đánh giá TPT, GVCN. Các chi đội, liên đội kiểm điểm đánh giá hàng tuần, tháng, sơ kết cuối kỳ I và tổng kết cuối năm học.
- Giáo viên thường xuyên thông báo tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh, kết hợp với phụ huynh quản lí thời gian học và giáo dục học sinh trong thời gian ở gia đình (thời gian tự học ở nhà của học sinh tối thiểu là 4 giờ/ngày đối với HS không học 2 buổi/ngày; 2 giờ/ ngày đối với HS có học 2 buổi/ ngày).
- Giáo viên chủ nhiệm phải tiên lượng trước những biến động về thể chất dẫn đến biến động về tâm lí, tạo ra những hành vi đạo đức bất thường để kịp thời ngăn chặn, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn giữa các em để giải quyết.
- Tất cả các thầy cô giáo chủ nhiệm, bộ môn, tổng phụ trách cùng kết hợp để giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, tinh thần kỷ luật, nếp sống văn minh, ý thức tự rèn luyện mình để trở thành người tốt, biểu dương gương người tốt, việc tốt.
- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng chống tệ nạn xã hội: Ma túy, AIDS, mại dâm, kiến thức phòng chống dịch bệnh, chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cho 261 học sinh/ 8 lớp, đạt tỉ lệ 57,14 %/chỉ tiêu huyện giao 30%.
- Việc phụ đạo cho học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm mỗi giáo viên phụ trách phải thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Nhà trường trợ giúp thêm bằng hình thức xin Phòng Giáo dục cấp phép dạy thêm trong trường, nhằm nâng cao chất lượng đại trà đồng thời quản lý chặt việc dạy thêm học thêm theo quy định của BGD và của UBND tỉnh.
- Thực hiện truy bài đầu buổi học có chất lượng, kiên quyết không để xảy ra hiện tượng học sinh bỏ tiết học.
- Tổ chức dạy nghề tin học cho tất cả học sinh khối 8.
- Cập nhật thông tin vào soạn bài và giảng dạy Giáo dục địa phương.
- Động viên cả tinh thần lẫn vật chất và tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh lớp 9 học bồi dưỡng ở huyện để dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, gắn kết quả thi HSG cấp tỉnh lớp 9 với khen thưởng cho giáo viên phụ trách.
- Giáo viên bộ môn phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của lớp mình phụ trách kể từ lớp 6, nhà trường trợ giúp bằng hình thức tổ chức bồi dưỡng thêm HSG MTBT7, các môn khối 8, sinh, sử, địa và tin khối 9. GV dạy mĩ thuật, âm nhạc và thể dục phát hiện bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu.
* Với tinh thần là ưu tiên đầu tư tất cả tiềm lực cho công tác kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu vươn lên trung bình một cách quyết liệt, bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn, coi đây là tiêu chí hàng đầu trong đánh giá chất lượng của giáo viên và năng lực chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Trên cơ sở văn bản điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm của Bộ, các tổ chuyên môn tổ chức thảo luận và thống nhất kế hoạch dạy học chi tiết từng bộ môn theo khung thời gian 37 tuần thực học(HKI 19 tuần, HKII 18 tuần), ưu tiên dành thời lượng cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành.
- Chuẩn bị kĩ ĐDDH ( hiện có và tự làm) để sử dụng thường xuyên trong mỗi tiết dạy, tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, khắc phục tình trạng dạy học thuần túy đọc-chép, chú trọng tổ chức cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý phù hợp các đối tượng, trọng tâm, tránh nặng nề, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học.
Giáo viên bộ môn đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới cách ra đề kiểm tra. Tổ chức kiểm tra định kỳ theo đề chung, cắt phách đổi chéo giáo viên chấm. Thành lập ngân hàng đề kiểm tra định kỳ tất cả các môn.
- Đánh giá, cho điểm, xếp loại học sinh theo hướng dẫn mới (Âm nhạc, mỹ thuật, thể dục đánh giá bằng định tính, GDCD vừa cho điểm vừa đánh giá sự tiến bộ của học sinh). Đổi mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm của học sinh: Cho học sinh bình bầu hạnh kiểm của từng em, giáo viên chủ nhiệm xếp, sau đó niêm yết kết quả tại văn phòng tham khảo ý kiến của tổng phụ trách, bảo vệ và giáo viên các bộ môn.
3. Tổ chức lớp dạy học tiếng Anh ngày chủ nhật khoảng 30 em với sự trợ giúp kinh phí và phương tiện giảng dạy của trường Đại học ngoại ngữ Huế. GVBM và tổ xây dựng chỉ tiêu học sinh của mình đạt giải cấp tỉnh đối với 3 kỳ thi IOE và thi ATGT qua mạng.
C. Các điều kiện đảm bảo sự phát triển giáo dục.
1. Tăng cường trật tự kỷ cương và xây dựng nền nếp trường học, tiếp tục thực hiện chủ đề “ Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh” và phong trào “xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Giáo viên nêu cao tinh thần tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy kỷ luật lao động, không có giáo viên bỏ tiết đột xuất, vào tiết và hết tiết dạy đúng giờ.
- Giáo viên đến trường phải có phong thái chỉnh tề, tác phong mẫu mực, không được có hơi men hoặc hút thuốc khi dạy.
- Giáo viên tham gia đầy đủ và nghiêm túc các buổi sinh hoạt chuyên môn và các đoàn thể.
- Học sinh phải thực hiện nghiêm túc các nền nếp, nội quy trường học, chú trọng giáo dục lễ giáo, pháp luật và kĩ năng sống cho học sinh
2. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.
- Tình hình đội ngũ: Tổng số CBGVNV: 43/25 nữ. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 1; Giáo viên: 36; Nhân viên: 06.
Cân đối theo định biên: Đầy đủ số lượng và cơ cấu bộ môn.
- Chất lượng đội ngũ: ( Trong biên chế 43/ nữ 25)
+ Trình độ ĐH: 34. CĐ: 8.THPT: 1(Bảo vệ), đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 77,8% ( không tính bảo vệ). Tổ văn phòng trên chuẩn đạt 100%.
+ Đảng viên: 16/ 7 nữ
+ Đang học đại học ĐH: 1.
* Chỉ tiêu chính:
- Giáo viên đạt giải và được công nhận trong kỳ thi GVDG cấp Huyện từ 7 người trở lên.
- GV đạt chuẩn nghề nghiệp 100%, trong đó xếp loại xuất sắc 86%, khá 14%, không có trung bình. 41/43 CBGVNV có SKCTKT trong đó SK của CSTĐ phải có giá trị thực tiển và được áp dụng rộng rãi ở trường mang lại hiệu quả cao.
- Đội ngũ có trình độ trên chuẩn đạt 81,4%; 100% CBGVNV sử dụng thành thạo CNTT vào giảng dạy và công tác.
* Xây dựng Tập thể HĐSP đoàn kết, tác phong mẫu mực, giàu tâm huyết, giỏi chuyên môn, làm việc chính quy, chuyên nghiệp, sáng tạo, luôn đổi mới và đạt hiệu quả cao.
* Giải pháp:
- Tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/ CT/ TW của ban bí thư Trung ương về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động hai không của BGD. Giáo viên tiếp tục thi đua “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng nội dung cụ thể, đánh giá hằng tháng, cuối học kì và cuối năm học từ cá nhân đến tập thể kết quả thực hiện cuộc vận động này.
- Thường xuyên cũng cố khối đoàn kết trong tập thể, đoàn kết với cán bộ nhân dân địa phương, đoàn kết với các trường bạn. Xây dựng một tập thể gắn kết, sẻ chia và giúp đỡ nhau cả trong công tác lẫn cuộc sống thường nhật. BGH cùng BCH Công đoàn chú trọng chăm lo cả đời sống tinh thần lẫn vật chất cho đội ngũ.
- Nhà trường khuyến khích tạo điều kiện để các giáo viên học thêm nâng cao trình độ trên chuẩn, trình độ ngoại ngữ và tin học. Thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
- Mỗi giáo viên dự giờ tối thiểu 18 tiết/năm, thao giảng 4 tiết/ năm, giáo viên tăng cường khai thác nguồn học liệu mở trên Web của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục đồng thời có Bài giảng điện tử, đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi … có chất lượng đăng tải trên trang thư viện của trường và Web các cấp. Giáo viên thường xuyên sử dụng CNTT vào giảng dạy, ngoài ra mỗi giáo viên phấn đấu có 4 “Bài giảng điện tử” có chất lượng trên năm.
- Các tổ xây dựng các chuyên đề có tác dụng thiết thực, chú trọng dự giờ đúc rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời gian sinh hoạt chuyên môn, cải tiến nội dung sinh hoạt tổ đi vào chiều sâu chuyên môn. Đổi mới quy trình họp HĐSP: Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các đoàn thể báo cáo đánh giá kế hoạch tháng trước, đề ra công tác tháng sau; thảo luận; chủ tọa kết luận đề ra nghị quyết phiên họp.
- Bố trí giáo viên giảng dạy, chủ nhiệm lên theo lớp, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi giáo viên, tất cả các giáo viên phải đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, công tác, thành sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Ban giám hiệu, đảng viên, các tổ trưởng, nhóm trưởng, cán bộ các đoàn thể phải thực sự gương mẫu, sáng tạo, năng động, chủ động điều hành công tác. Tập thể HĐSP thực hiện thật tốt cuộc vận động “Dân chủ, kỹ cương, tình thương và trách nhiệm”.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học.
- Tu sửa và kiện toàn phòng bộ môn Tin đảm bảo cho 1 học sinh thực hành trên 1 máy. Bằng nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư trang bị thêm máy tính.
- Học sinh thường xuyên tham gia chăm sóc cây xanh, làm vệ sinh, xây dựng hoàn chỉnh cảnh quan sân trường xanh sạch đẹp giai đoạn hoàn thiện. Đặc biệt tiếp tục chú trọng đầu tư trang thiết bị cho công trình vệ sinh học sinh, chăm sóc các công trình vệ sinh, tiêu chí cần duy trì là trường lớp luôn luôn xanh sạch đẹp kiễu mẫu của tỉnh TTH.
- Công tác tài chính: Tiết kiệm thu chi, tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyên môn. Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên. Thực hiện 3 công khai (công khai chất lượng đào tạo, điều kiện CSVC và đội ngũ giáo viên,công khai thu chi tài chính) và 4 kiểm tra. Trong nguồn ngân sách tự chủ thực hiện triệt để tiết kiệm, đặc biệt trong bố trí con người nhằm tạo nguồn quĩ phúc lợi và quĩ thu nhập tăng thêm cho giáo viên.
4. Công tác Xã hội hóa giáo dục: Do đặc điểm địa bàn nhạy cảm có nhiều khó khăn trong công tác huy động các nguồn lực cho giáo dục, thực hiện nghiêm túc công văn của Sở GD&ĐT, năm học 2014-2015 tất cả CBGVNV của nhà trường thi đua làm tốt công tác dân vận cả trong và ngoài nước nhằm huy động nguồn kinh phí hỗ trợ nhà trường tối thiểu bằng và cao hơn năm trước, mới đáp ứng được nhu cầu đổi mới PPDH, trang bị phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục bền vững. Thực hiện nghiêm túc phương thức: Ban đại diện cha mẹ học sinh và hội khuyến học quản lý thu chi các nguồn quĩ từ công tác XHHGD mang lại đúng mục đích.
D. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục
- Thời khóa biểu, kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần của trường, tổ, các đoàn thể và cá nhân đều phải đưa lên Web của trường. Thực hiện hội ý cán bộ cốt cán đầu tuần.
- Ban giám hiệu dự giờ tối thiểu mỗi giáo viên một tiết, chỉ đạo Ban thanh tra thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ (kiểm tra việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở, qui chế chuyên môn, tài chính, việc thực hiện kế hoạch của các tổ, các bộ phận, các đoàn thể). Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn dự giờ mỗi giáo viên trong nhóm tối thiểu 4 tiết/ người/ năm.
- Ngoài việc tổ chức dự giờ, thao giảng của các tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, tổ phó, tăng cường dự giờ và kiểm tra chuyên môn đột xuất trên lớp, tăng cường chỉ đạo sâu một số bộ môn chất lượng chưa cao.
- Kiểm tra toàn diện giáo viên từ 70% - 80%, kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án của giáo viên 100%.
- Kiểm tra tài chính định kì , kiểm tra nội bộ các tiêu chí trong kế hoạch học kì và năm học.
- Ứng dụng CNTT vào quản lý giáo viên, học sinh, tài chính, thư viện, thiết bị, thực hiện tốt qui chế dân chủ, giáo viên góp ý xây dựng kế hoạch các hoạt động, nêu các biện pháp thực hiện, đánh giá hiệu quả đạt được, đảm bảo chế độ thống kê, lưu trữ hồ sơ, cập nhật dữ liệu cổng TTĐT kịp thời, chính xác.
* Công tác thi đua khen thưởng:
- Khen thưởng xứng đáng cho giáo viên có học sinh đạt giải cấp tỉnh, giáo viên giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kế hoạch trở lên, GVCN giỏi, GV hoàn thành xuất sắc công tác XHHGD.
- Chi hội khuyến học của trường vận động kinh phí thưởng xứng đáng cho học sinh xuất sắc và học sinh yếu kém vươn lên trung bình.
- Đánh giá GVCN gắn với chất lượng của lớp, hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, công tác chữ thập đỏ, kết quả các đợt thi đua văn nghệ, báo tường, TDTT. Đánh giá tổ trưởng gắn với kết quả của các thành viên của tổ mình.
- Xét thi đua đảm bảo dân chủ từ tổ lên HĐTĐ và thông báo trở lại HĐSP, trong đó thực hiện luân phiên sẽ chia để các giáo viên phấn đấu tốt đều được hưởng quyền lợi. Xếp thi đua đối với GVCN có sự ưu tiên.
- Xây dựng nếp sống văn minh trong trường học, thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử của cơ quan.
- Công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai: Địa bàn của trường không bị lũ lụt, chỉ bị bão và đề phòng hỏa hoạn.
Nhà trường tiến hành giằng tất cả các mái tôn nhà học, nhà hiệu bộ, nhà xe, xây kín các cửa thông gió của phòng tin, phòng thiết bị, phòng thư viện và các phòng làm việc mưa tạt vào bão. Bố trí lực lượng trực chống bão 100% và xử lý sự cố sau bão. Kịp thời cho học sinh nghỉ học khi có gió bão lớn xãy ra. Đề phòng hỏa hoạn: chuẩn bị sẵn ba hố cát gần với 3 dãy nhà của trường.
E. Công tác Đảng, đoàn thể.
- Chi bộ: Tiếp tục bồi dưỡng giúp đỡ cho từ 2 -3 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng trong học kỳ I và kết nạp thêm 1 đảng viên trong học kỳ II, xây dựng chi bộ THCS xứng đáng trong sạch vững mạnh, chi bộ vừa lãnh đạo vừa là lực lượng nòng cốt đầu tàu gương mẫu trong mọi hoạt động giáo dục. Đồng thời phân công cụ thể các đảng viên tích cực giúp đỡ giáo viên khác. Chi bộ tổ chức phê bình và tự phê bình nghiêm túc theo tinh thần NQTW 4.
- Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Công đoàn tổ chức các hoạt động. Xây dựng công đoàn vừa làm tốt công tác động viên các đoàn viên thi đua thực hiện tốt công tác chuyên môn, vừa là tổ ấm, là nơi các đoàn viên sẻ chia niềm vui cũng như khó khăn trong cuộc sống và công tác. Tiếp tục thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên tự nguyện đóng góp sức lực và trí tuệ của mình cho sự lớn mạnh của nhà trường . Hỗ trợ công đoàn tổ chức cho CBGVNV đi tham quan học tập.
- Đẩy mạnh công tác đoàn TNCS Hồ chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Ban nữ công; Chi đoàn thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong việc thực hiện các kế hoạch nhà trường, trong phong trào văn nghệ, TDTT. Cũng cố và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ thơ nhạc, văn nghệ, TDTT.
- Đoàn đội phối hợp tổ chức các hoạt động thi đua theo chủ đề tháng, tổ chức hội trại và hội diễn văn nghệ, phối hợp chuyên môn tổ chức thi đường lên đỉnh Olimpia. Liên đội thực hiện nghiêm ATGT, tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt chéo buổi. Tiếp tục trồng cây và chăm sóc Đài NTLS xã, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ.
- Đẩy mạnh công tác Chữ thập đỏ, trợ giúp có hiệu quả học sinh và giáo viên khó khăn, tai nạn, ốm đau nặng.
F. Thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị:
Tất cả cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao CT03-BCT của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (cụ thể hóa trong kế hoạch cá nhân, lớp, tổ, đoàn thể - học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, 5 chuẩn mực về đạo đúc của Hồ Chí Minh…). Chi bộ thực hiện tốt NQ TW4 về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
H. Những ý kiến đề xuất :
1. Kính đề nghị Phòng Giáo dục đầu tư giúp nhà trường thực hiện đề án trang bị đủ 35 máy tính cho phòng tin học (hiện có 25 máy đang dùng được, thiếu 10 máy); 2 máy tính xách tay và 90 bộ bàn ghế học sinh.
2. Kính đề nghị Huyện và Phòng Giáo dục hỗ trợ kinh phí xây dựng 200m bờ tường rào, bồi thêm 500m3 đất nâng cấp sân học thể dục.
3. Kính đề nghị Thường vụ đảng ủy và UBND xã quan tâm lãnh chỉ đạo đẩy mạnh công tác XHHGD nhằm trợ giúp nhà trường tăng cường CSVC, nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn HSG một cách bền vững.
H. Đăng ký danh hiệu thi đua của cá nhân và đơn vị:
CSTĐCS 14 đ/c, CSTĐCT: 1đ/c.
2. Tập thể:
- Có 6/14 lớp Tiên tiến xuất sắc, 08 lớp tiên tiến. Cả 5 tổ đều đăng ký hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Trường: Danh hiệu thi đua “Tập thể Lao động xuất sắc”.
Hiệu trưởng
Trương Minh Nam
Bản quyền thuộc Trường THCS An Bằng Vinh An
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-abangvan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/