Học sinh là điểm tựa là cảm hứng của thầy cô giáo''

Ngày 16 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ KHTN

Cập nhật lúc : 04:27 12/01/2017  

Kế hoạch năm 2016-2017

TRƯỜNG THCS AN BẰNG - VINH AN               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

     Tổ Khoa học Tự nhiên 1                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

                                                                                Vinh An, ngày 1 tháng 10 năm 2016

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2016 - 2017

 

   

 

        - Căn cứ  vào điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông  có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư  số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

      - Căn cứ vào Kế hoạch năm học 2016 - 2017 của trường THCS An Bằng- Vinh An

 

 - Căn cứ vào kết quả đạt được năm học 2015-2016 và tình hình thực tế các nhà trường và địa phương, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm học đầu tiên của lộ trình hội nhập giai đoạn 2015 - 2020 đối với trường THCS An Bằng Vinh An. Tiếp tục thực hiện theo chủ đề của năm học “Dạy tốt – Học tốt – Quản lý tốt”. Tổ Khoa học Tự nhiên 1 xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2016-2017 như sau:

 

I. Đặc điểm tình hình:

 

1. Bối cảnh năm học:

 

  - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh thực hiện “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và thực hiện tốt “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là năm thứ 6 thực hiện Chương trình hành động của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT đã được cụ thể hóa thành Chương trình hành động của trường nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

 

- Năm học 2016-2017 , tổ Khoa học Tự nhiên gồm có 09 giáo viên, trong đó có 04 nữ. (Toán: 5 GV, Tin: 2 GV, Lý: 2 GV)

 

         - Nhiệm vụ chuyên môn:

 

+ Dạy Toán, Lý, Tin,

 

+ Công tác BD HSG: BD Toán cho HS  khối 6,7,8,9, BD Tin cho HS khối 9, BD Lý cho HS  khối 8,  BD MTBT cho HS  khối 7,8.

 

+ Công tác chủ nhiệm:  3GV.

 

Trên cơ sở kết quả học tập năm học 2015-2016 và kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học, tổ chuyên môn nhà trường đề ra kế hoạch cho năm học 2016 – 2017 với những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:

 

2. Thuận lợi:

 

- Tổ nhận được sự quan tâm của BGH nhà trường và của PHHS.

 

- Hầu hết các GV trong tổ sử dụng thành thạo máy vi tính và một số phần mềm soạn giảng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đa số GV trẻ, hầu hết các GV nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

 

- Luôn thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

 

- 100% giáo viên trong tổ đã tốt nghiệp Đại học.

 

3. Khó khăn:

 

- Còn cả nể, ngại va chạm trong công việc đặc biệt là góp ý giờ dạy.

 

- Một vài giáo viên có con nhỏ.

 

- Một số giáo viên có nhà ở xa trường đi lại còn nhiều khó khăn.

 

II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:

 

1. Mục tiêu 1. Nâng cao việc giáo dục tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

 

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng bởi lẽ đạo đức như cái gốc của cây . Bác đã khẳng định “Gốc có vững thì cây mới bền” “ Đạo đức như là nguồn của sông suối”.

 

Nhiệm vụ : Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động:

 

- "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với chủ đề "Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh là đạo đức, là văn minh".

 

- Cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

 

- Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

 

- "Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp."

 

* Chỉ tiêu và biện pháp:

 

- 100% giáo viên có lối sống trung thực, ngay thẳng, không làm những việc sai trái; thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình; giáo dục, tổ chức tập thể và gia đình có lối sống đạo đức lành mạnh, tuân thủ tuyệt đối luật lệ an toàn giao thông, chấp hành đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

 

- 100% giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt học tập chính trị,nghị quyết, sinh hoạt chủ điểm...Tham gia tích cực các công tác do tổ chức đoàn thể, nhà trường phân công

 

- Chú trọng đạo đức nghề nghiệp, nói không với bệnh thành tích và tình trạng tiêu cực trong dạy học, thực hiện nghiêm túc việc dạy thêm , học thêm theo qui định của Bộ, Sở và của trường.

 

- Không ngừng nổ lực tự học tập, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt; thực sự khiêm tốn, cầu thị; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy với lương tâm nghề nghiệp; làm việc sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của HS, của trường , tập thể tổ và của cá nhân.

 

- Thực hiện tốt "Dân chủ - Kỹ cương - Tình thương - Trách nhiệm".

 

- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường, xây dựng khối đoàn kết trong tổ.

 

- Thực hiện đúng quy định của Công đoàn về trang phục lên lớp, xây dựng nề nếp giao tiếp có văn hóa, bảo đảm giờ giấc, thực hiện tốt các quy định, nội quy của nhà trường.

 

- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,văn hóa,cách mạng ở địa phương.

 

- Có thái độ thân thiện, gần gũi, quan tâm, giúp đỡ HS, đặc biệt là các HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, và sống xa gia đình, khuyến khích mỗi thầy cô giáo trong tổ nhận chăm sóc các HS có hoàn cảnh nêu trên.

 

2. Mục tiêu 2. Nâng cao chất lượng , năng lực giảng dạy và hiệu quả hoạt động giáo dục của đội ngũ giáo viên:

 

2.1. Nhiệm vụ 1:  Đổi mới phương pháp giảng dạy

 

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện.

 

- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số.

 

- Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện cho HS kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, đảm bảo cân đối giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo chuẩn kiến thức, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.

 

- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: “Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh”, “Hội thi tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên”, “Ngày hội công nghệ thông tin”, “Ngày hội sử dụng ngoại ngữ”… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng hợp lý, khai thác tối đa tác dụng của các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; chủ động tự làm thiết bị dạy học; rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

 

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nhóm để thảo luận về chuẩn kiến thức, đặc điểm của HS, các bài dạy khó để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nâng cao chất lượng dạy và học.

 

- Cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường rèn luyện các kỹ năng nâng cao chất lượng học tập cho HS, giúp HS liên hệ thực tế sau mỗi bài học nhằm đáp ứng yêu cầu của một trường có chất lượng giáo dục tốt.

 

- Tích hợp giáo dục liên môn, giáo dục môi trường trong các tiết học khi có thể.

 

- Ngay từ đầu năm học, tổ chuyên môn cũng như mỗi giáo viên trong tổ đều có kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH.

 

- Thống nhất PPDH trong các nhóm bộ môn.

 

2.2. Nhiệm vụ 2: Tăng cường thao giảng, dự giờ, thăm lớp.

 

- Tăng cường dự giờ thăm lớp, thẳng thắn góp ý giờ dạy để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và bố trí các tiết dạy dự giờ hợp lí, tăng cường dự giờ đột xuất, phấn đấu đạt 18 tiết / năm / GV.

 

2.3. Nhiệm vụ 3:  Thực hiện có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa.

 

- Thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho HS, qua các buổi sinh hoạt này nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, nâng cao vai trò lãnh đạo nhóm, giáo dục kỹ năng sống cho HS.

 

Học kỳ I: Thực hiện chuyên đề về giảng dạy Lý, Tin, ( thầy Văn,Cô Ngọ, thực hiện).

 

                 Tổ chức "Rung chuông vàng" cho HS khối 6,7,8,9

 

                 CLB Toán-Lý-Tin cho HS.

 

Học kỳ II: Thực hiện chuyên đề về giảng dạy Toán (cô Lành, thầy Phước, thầy Toản thực hiện).

 

                 Phối hợp tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày 26-3, 30-4

 

2.4. Nhiệm vụ 4: Tổ chức tốt việc soạn giáo án và bảo quản hồ sơ sổ sách:

 

- Tất cả GV đều soạn giáo án mới theo chuẩn kiến thức, soạn bài từng tiết một theo yêu cầu phân tiết bộ môn, ghi đầy đủ và cụ thể nội dung, thời gian thực hiện của từng tiết dạy, có đầy đủ các bước lên lớp theo mô hình giáo án mẫu đã được phổ biến. Lên lớp phải có giáo án.

 

- Sổ báo giảng và sổ đầu bài: Ghi đầy đủ nội dung quy định ( số tiết theo PPCT, tiết dạy CNTT... ). Nộp chậm nhất vào tiết thứ  năm sáng Thứ Hai hàng tuần. Đối chiếu nội dung SĐB và SBG phải khớp nhau.

 

- Sổ điểm cá nhân: Cho điểm chính xác, không tẩy xóa, có đầy đủ cột điểm theo quy định.

 

- Phiếu dự giờ: ghi chép đầy đủ nội dung, có ý kiến nhận xét chi tiết sau từng tiết dự.

 

- Sổ hội họp: Ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng nội dung của các buổi họp HĐSP, họp tổ, lên kế hoạch hàng tuần của trường và của cá nhân.

 

- Sổ điểm lớp: GV chủ nhiệm cập nhật sổ ghi vắng hàng tháng. GVBM cập nhật điểm thường xuyên.

 

- Sổ chủ nhiệm: GV chủ nhiệm không những ghi chép kế hoạch cụ thể của lớp mình dựa trên kế hoạch chung của trường mà cần phải có kế hoạch cụ thể hàng tháng và năm của lớp mình.

 

- Tất cả hồ sơ sổ sách luôn được cập nhật đầy đủ thông tin và nộp đúng thời hạn khi được thông báo kiểm tra.

 

2.5. Nhiệm vụ 5:  Học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

- Khuyến khích các GV trong tổ tham khảo các "Nguồn học liệu mở",  trên các trang Website của Bộ, Sở, phòng GD & ĐT và các trường học khác.

 

- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng của Trường và Sở.

 

- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề qua các giờ sinh hoạt tổ, nhóm, thường xuyên dự giờ thăm lớp để trao đổi kinh nghiệm.

 

- Tự học, tự nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của một trường trọng điểm chất lượng cao.

 

- Giúp đỡ các GV trẻ, các GV đặc biệt là GV trẻ cần nâng chuẩn trình độ chuyên môn, học thêm một Khoa học Tự nhiên và  sử dụng Tin học thành thạo hơn.

 

2.6 Nhiệm vụ 6: Tham gia các kỳ thi dành cho giáo viên do Sở, Phòng GD hoặc trường tổ chức.

 

- Động viên GV tích cực tham gia các cuộc thi Soạn giáo án elening, giáo án tích hợp liên môn do Sở, Phòng GD tổ chức, phấn đấu ít nhất có 1 giáo án đạt giải.

 

- Tham gia giáo viên dạy giỏi cấp trường , cấp Phòng.

 

2.7. Nhiệm vụ 7: Đăng ký SKKN và NCKH:

 

- Tất cả các GV trong tổ đăng ký SKCTKT, tổ chức cho GV báo cáo qua các giờ sinh hoạt tổ từ đó tham gia hội thi SKCTKT.

 

- Khuyến khích các GV tham gia NCKH..

 

3. Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

 

     Đây là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của nhà trường. Tất cả những nhiệm vụ khác đều nằm phục vụ cho nhiệm vụ này.

 

 -Chỉ tiêu:

 

         

 

Môn

TS/HS

Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Toán

420

105

25

120

28,6

170

40,5

25

5,9

0

0

 Lý

420

125

29,8

130

30,9

155

36,9

10

2,4

0

0

Tin

420

180

42,9

200

47.6

40

9,5

0

 

0

0

 

 

 

3.1. Nhiệm vụ 1: Dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém.

 

- Tổ chức dạy phụ đạo cho HS yếu  khối 6,7,8,9  (2 tiết/tuần).

 

*  Các chỉ tiêu bộ môn:

 

Phấn đấu không có HS yếu kém nhưng chỉ tiêu dựa trên chất lượng thực chất của HS.

 

3.2. Nhiệm vụ 2: . Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

 

- Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG các khối thường họp vào đầu năm học để thống nhất kế hoạch và nội dung bồi dưỡng.theo tiêu chí: ôn tập và mở rộng tất cả nội dung cơ bản từ thấp lên cao.

 

- Tất cả GV dạy bồi dưỡng đều phải soạn giáo án nghiêm túc, có chất lượng để giảng dạy và lên kế hoạch, nội dung dạy bồi dưỡng cụ thể hàng tuần để Tổ trưởng và BGH tiện theo dõi và dự giờ.

 

- Tham mưu với BGH nhà trường nên tổ chức kiểm tra chọn đội tuyển thường xuyên để sàng lọc HS.

 

- Bồi dưỡng HS khả năng tự học, tự nghiên cứu và tạo hứng thú, say mê trong việc học bồi dưỡng.

 

- Chỉ tiêu: phấn đấu:

 

          + Môn MTBT 7: Đạt 02 giải cá nhân

 

          + Môn MTBT 8: Đạt 02 giải cá nhân

 

          + Môn Toán 8:    Đạt 01 giải cá nhân.

 

+ Môn Lý 8:        Đạt 02 giải cá nhân

 

+ Môn Tin 9:       Đạt 01 giải cá nhân

 

+ Giải toán qua mạng: Đạt từ  10 giải cá nhân cấp tỉnh

 

+ Giải olympic Vật lý: Đạt 5 giải cá nhân cấp tỉnh.

 

3.3. Nhiệm vụ 3: Đổi mới việc soạn , giảng.

 

 -  Tích cực áp dụng phương pháp dạy học theo dự án Intel được tập huấn vào dạy học

 

- Toàn tổ phấn đấu chất lượng soạn giảng đạt yêu cầu khá, tốt, hạn chế loại trung bình, không có loại yếu. Soạn giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng, không gộp ghép, đúng yêu cầu nội dung phân phối chương trình mới.

 

- Sử dụng có hiệu quả những phương tiện dạy học tối thiểu, phát huy ứng dụng đồ dùng dạy học hiện có, tăng cường cải tiến, làm thêm đồ dùng dạy học mới thích hợp.

 

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT theo hướng đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, tránh soạn giảng theo lối trình chiếu, tăng cường đổi mới phương pháp trong việc soạn giảng.

 

- Khuyến khích các GV thường xuyên truy cập thông tin trên mạng, đặc biệt là trang Web của trường.

 

- Trao đổi thông tin hai chiều đều được thực hiện qua email của mỗi GV.

 

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn sử dụng phần mềm dạy học.

 

3.4. Nhiệm vụ 4:  Tham gia các kỳ thi do Sở, Phòng GD phát động , tổ chức.

 

- Động viên khuyến khích HS tham gia tốt kỳ thi Olympic Toán trên Internet.

 

- Tham các kỳ thi hoc sinh giỏi do Sở, Phòng GD tổ chức.

 

3.5. Nhiệm vụ 5:  Đổi mới kiểm tra, đánh giá:

 

- Tổ chức thực hiện Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.

 

- Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan. Chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

 

- Tiếp tục thực hiện việc ra đề, soạn đáp án kết hợp hợp lý giữa hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan dựa trên chuẩn kiến thức, bám sát nội dung bài học với các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo; không đưa ra những nội dung xa lạ hoặc xa rời chương trình, tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.

 

- Đánh giá HS đảm bảo tính khách quan chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai và kịp thời, vừa sức, bám sát yêu cầu của chương trình, có sự phân hóa HS, tạo cơ hội bộc lộ sự sáng tạo của các em.

 

- Thực hiện công bằng, khách quan trong việc đánh giá, cho điểm. Hướng dẫn HS cách tự đánh giá bài kiểm tra.

 

- Đối với các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút: GV phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kiến thức trong các bài kiểm tra và sau mỗi tiết kiểm tra GVBM phải nộp đúng hạn đề, đáp án, phiếu thống kê chất lượng bài kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm để lưu hồ sơ bài kiểm tra ( liệt kê các lỗi mà HS thường gặp phải).

 

- Nghiêm túc trong kiểm tra và thẳng thắn góp ý khi kiểm tra các loại hồ sơ của GV.

 

- Căn cứ vào Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT, tiếp tục tổ chức cho giáo viên thực hiện; tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết.

 

- Tiếp tục xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên Website của Bộ, Sở GDĐT, Phòng GDĐT và các trường học.

 

3.6. Nhiêm vụ 6: Thực hiện tốt việc dạy thay:

 

- Chấp hành nghiêm túc khi được phân công dạy thay. Trường và Tổ trưởng chỉ chịu trách nhiệm phân công dạy thay cho các trường hợp đau ốm hoặc đi công tác, những trường hợp khác GV phải tự thu xếp và phải thông qua Tổ trưởng và BGH.

 

4. Mục tiêu 4: Đổi mới quản lý:

 

4.1. Nhiệm vụ 1: Quản lý tốt của Tổ CM:

 

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn theo quy định của Điều lệ trường trung học.

 

- Sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác ít nhất 2 lần một tháng.

 

- Đổi mới công tác sinh hoạt tổ bằng cách tăng cường sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt nhóm, các nhóm phải lên kế hoạch sinh hoạt của nhóm hàng tháng. Sử sụng ngôn ngữ tiếng của nhóm trong quá trình sinh hoạt. Trao đổi thông tin hai chiều qua email. Đổi mới cách sinh hoạt theo hướng tập trung giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

 

- Cùng BGH nhà trường dự giờ đột xuất GV để nắm tình hình dạy và học.

 

- Định kỳ hàng tháng sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình, tình hình học tập của học sinh và kế hoạch giảng dạy của tổ qua báo cáo tháng của tổ viên.

 

4.2. Nhiệm vụ 2. Quản lý của GVCN

 

- Chỉ đạo xây dựng các lớp có môi trường học thân thiện, HS tích cực.

 

- Trong quản lý lớp phải đổi mới công tác quản lý HS, phát huy được tính tự quản, dân chủ. Hướng dẫn các em làm phiếu phản hồi đúng ý nghĩa , đọc, sàng lọc thông tin để trao đổi với HS, PHHS, GVBM, BGH.

 

- Đổi mới và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp: tăng cường các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: tổ chức các trò chơi dân gian, rèn luyện cho HS kỹ năng ứng xử có văn hoá, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm trong các tiết sinh hoạt lớp.

 

- Bám sát và thực hiện tốt các sinh hoạt theo chủ điểm.

 

- Theo dõi, đôn đốc, tư vấn, bồi dưỡng và tăng cường năng lực quản lý của cán bộ lớp.

 

- Phấn đấu đạt danh hiệu " lớp tốt ", " chi đội mạnh " 100%.

 

- GV chủ nhiệm thực hiện các khoản thu nộp kịp thời, đúng quy định.

 

- Giải quyết kịp thời những trường hợp HS vi phạm kỷ luật hoặc gặp khó khăn trong học tập.

 

- Bảo đảm lớp sinh hoạt có nề nếp, có ý thức tự quản.

 

- Tăng cường dự giờ SHTT các lớp.

 

4.3. Nhiệm vụ 3: Quản lý của GVBM:

 

- Có kế hoạch hoạt động rõ ràng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 

- Mỗi GV nên có hồ sơ GV để giúp GV tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

 

- GV không chủ nhiệm đăng ký tham dự chào cờ mỗi tháng 1 lần.

 

- Đổi mới trong việc quản lý HS, phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo của HS, quản lý bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém.

 

- Bảo đảm thực hiện tốt thông tin hai chiều, cập nhật sổ ghi đầu bài, ghi điểm bộ môn vào sổ điểm lớp chính xác, không có sai sót.

 

- Phấn đấu đảm bảo ngày công, giờ công, vắng phải nộp đơn xin phép kịp thời.

 

4.4. Nhiệm vụ 4:   Nghiên cứu học tập nội dung đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên.

 

- Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch nhà trường, kế hoạch tổ, đề ra hướng phấn đấu của từng cá nhân, tham gia góp ý đánh giá các thành viên nhà trường và tự đánh giá xếp loại bản thân, căn cứ vào các tiêu chí về chuẩn GV để lập kế hoạch kiểm tra đánh giá GV trong tổ.

 

5. Mục tiêu 5: Đẩy mạnh, nâng cao công tác đối ngoại:

 

- Giao lưu tốt với GV các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

 

- Tất cả các GV trong tổ đều đăng ký tham gia vận động quyên góp trong các cơ quan đoàn thể xã hội, trong PHHS theo yêu cầu của nhà trường.

 

III. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

 

Thời gian

Nội dung công việc

Người phụ trách

Ghi chú

Đầu năm

Nâng cao đạo đức , tư tưởng , chính trị cho giáo viên

Tất cả giáo viên trong tổ tham gia.

Thường xuyên tự trao dồi đạo đức trình độ lí luận chính trị

từ tháng 9/2016 đến tháng 4/ 2017

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, Lý, MTBT, Tin.

Hành,Phượng,

Phước, Ngọ

 

Từ tháng 9/2016 đến tháng 4 năm 2017

Phụ đạo học sinh yếu Toán Lý,  khối 6, 7, 8,9

GVBM

 

Từ tháng 8/2016 đến tháng 5 /2017

Công tác đối ngoại

Toản, Hành.

 

từ tháng 9/2016 đến tháng 5/ 2017

Tổ chức câu lạc bộ Toán –Lý-Tin hằng tháng cho học sinh.

Hành, Văn, Phước  Lành, Phượng, Sen

Các cặp luân phiên nhau từng tháng.

tháng 10/2016

Rung chuông vàng cho học sinh khối 6.7

Toàn tổ

 

Tháng 11/2016

Chuyên đề Lý, Tin.

 Hòa, Ngọ, Sen.

 

Tháng 1 / 2017

Chuyên đề Toán

 

Phước, Phượng, Hành, Toản.

 

Từ tháng 8/2016 đến tháng 5 / 2017

Dự giờ thao giảng đánh giá xếp loại , thanh tra toàn diện

Tổ trưởng + BGH

Các tổ viên cùng tham gia góp ý học tập kinh nghiệm

Từ tháng 9/2016 đến tháng 5 / 2017

Kiểm tra hồ sơ sổ sách chuyên môn

Tổ trưởng + BGH

Hàng tháng hoặc đột xuất

Tháng 11/2016

Thi giáo án điện tử elening , giáo viên dạy giỏi.

Phượng,Phước,Ngọ , Lành ,Văn, B.Hòa, Hành

Thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch của Phòng và Sở giáo dục

Từ tháng 8/2016 đến tháng 5/ 2017

Tổng kết công tác của tổ hằng tháng

Tổ trưởng

 

 

IV. Ý kiến đề xuất:

 

- Tăng cường CSVC ở phòng Tin và phòng Nghe nhìn, trang bị Ổn áp, thay thế một số thiết bị đã hỏng.

 

- Tiếp tục trang cấp màn hình LCD ở các phòng học còn lại, trang bị cho mỗi phòng học có 01CPU, tạo điều kiện thuận lợi cho GV ứng dụng CNTT vào dạy học.

 

- Trang cấp bảng phụ có thể cuốn được, có móc treo và có thể dùng bút xạ để viết.

 

- Trang bị cho mỗi Tổ chuyên môn 1 Laptop.

 

                                                                   Vinh An, ngày 01 tháng 10 năm 2016

 

                                                                                                Tổ trưởng

 

 

 

                                                                          

 

       Đoàn Văn Toản

Tải file